Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Ủy ban Thuế quan Philippines (TC) mới đây đã quyết định không gia hạn biện pháp tự vệ đối với mặt hàng xi măng loại 1 và loại 1P nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
Xi măng Việt Nam xuất khẩu khẩu sang thị trường Philippines không còn bị áp thuế tự vệ
Cụ thể, mức thuế tự vệ 2,7 - 32% đối với xi măng nhập khẩu vào Philippines sẽ hết hạn vào 22/10/2022. Trong vòng 5 năm tới, các sản phẩm xi măng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị áp thuế tự vệ tại nước này.
Trước đó, lượng xi măng Việt Nam nhập khẩu vào Philippines quá lớn, gây thiệt hại cho sản xuất nội địa, nước này đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với xi măng Việt Nam.
Nước này cho rằng, sự gia tăng nhập khẩu như vậy là nguyên nhân chủ yếu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất xi măng tại Philippines, thể hiện ở sự sụt giảm thị phần, doanh thu, lợi nhuận, cũng như giá bán của xi măng nội địa.
Cùng với Trung Quốc, Philippines là một trong những thị trường tiêu thụ xi măng lớn của nước ra. Trong năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này hơn 7,3 triệu tấn, trị giá hơn 340 triệu USD.
Tuy nhiên, mức nhập khẩu sản phẩm xi măng từ các nhà cung cấp Việt Nam tại cả 2 thị trường này đều sụt giảm trong năm 2022.
Theo đó, nguyên nhân do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách "Zero Covid," cùng đó là thị trường bất động sản của nước này đang trong trạng thái suy giảm khiến sản lượng tiêu thụ xi măng cũng giảm mạnh trong thời gian qua.
Còn đối với thị trường xuất khẩu xi măng lớn thứ 2 là Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn và giá cước cao.
Số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng, trong tháng 9, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 7,6 triệu tấn. Con số này giảm khoảng 1,26 triệu tấn so với tháng trước đó và giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 5,4 triệu tấn; xuất khẩu ước đạt khoảng 2,2 triệu tấn. Tính chung 9 tháng năm 2022, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 72,93 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường nội địa những năm gần đây chỉ hấp thụ được gần 60% sản lượng của ngành xi măng, trên 40% sản lượng còn lại đều phụ thuộc vào xuất khẩu. Với việc kênh xuất khẩu giảm mạnh từ đầu năm đã tác động ngay đến sản lượng của các doanh nghiệp trong ngành này.
-
Một năm khó khăn kép với doanh nghiệp xi măng
Chi phí đầu vào tăng cao buộc doanh nghiệp xi măng phải tăng giá bán. Nhưng điều này rất khó trong tình hình sức tiêu thụ chậm, thị trường bất động sản suy yếu.
-
Công ty xi măng có loạt sếp lớn vướng vòng lao lý đang kinh doanh ra sao?
Trong giai đoạn 2018-2023, doanh nghiệp này đã để xảy ra thua lỗ, lũy kế gần 5.000 tỷ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp, Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc làm rõ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, làm rõ nguyên nhân Tổng Công ty Xi măng Việt Nam lỗ cả nghìn tỷ.
-
Vừa bước sang năm 2025, nhiều nhà sản xuất xi măng đồng loạt tăng giá bán thêm 50.000 đồng/tấn
Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai, The Vissai, Tân Thắng... là những thương hiệu xi măng công bố điều chỉnh tăng giá thêm 50.000 đồng/tấn xi măng ngay từ đầu năm 2025.