TAND TP.HCM dự kiến tổ chức phiên xét hỏi đối với các bị hại liên quan đến vụ Công ty địa ốc Alibaba trong khoảng thời gian từ 13-21/12. Thời gian xét xử bị cáo Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm diễn ra từ 8/12/2022 - 6/1/2023.

Lực lượng chức năng làm việc với Nguyễn Thái Luyện (hình: Công an cung cấp)

9 ngày xét hỏi 3.986 bị hại

TAND TP.HCM mới đây đã ban hành thông báo về thời gian mở phiên tòa và kế hoạch xét hỏi đối với các bị hại trong vụ án Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm bị truy tố về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”.

Do số lượng người bị hại và các dự án liên quan rất lớn nên TAND TP.HCM sẽ tổ chức 4 phiên xét hỏi: Từ 13-15/12 xét hỏi 1.418 người liên quan liên quan đến 8 dự án, từ 15-17/12 xét hỏi 1.797 người liên quan đến 10 dự án, ngày 17-19/12 xét hỏi 1.483 người liên quan đến 26 dự án và phiên cuối từ 19-21/12 xét hỏi 2.001 người liên quan đến 14 dự án.

Được biết, có 3.986 bị hại và 100 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ Công ty địa ốc Alibaba. Trước đó, theo Tuổi trẻ, TAND TP.HCM lên kế hoạch xét xử Nguyễn Thái Luyện (35 tuổi, ngụ tại Gia Lai, Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Alibaba) và 22 đồng phạm ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” trong khoảng thời gian từ 8/12/2022 - 6/1/2023.

Có hơn 40 luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, bị hại và những người có liên quan. Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 8/12/2022 đến ngày 6/1/2023.

Tháng 8/2022, TAND TP.HCM đã lên lịch xét xử vụ án này. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu hồ sơ, xét thấy cần phải xác định lại số lượng người bị hại, số tiền các bị cáo chiếm đoạt và tiền hoa hồng để giải quyết triệt để vụ án nên đã trả hồ sơ cho VKSND TP.HCM.

Quá trình vẽ 58 dự án ma

Theo cáo trạng, từ tháng 5/2016 hành lập Địa ốc Alibaba với vốn điều lệ 1 tỉ đồng. Chỉ trong vòng 2 năm, Nguyễn Thái Luyện đã nâng vốn lên 1.600 tỉ đồng, thành lập 22 công ty trực thuộc, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật.

Đối tượng Nguyễn Thái Luyện (hình: Công an cung cấp)

Luyện sử dụng các pháp nhân này để này mua một số lượng lớn đất nông nghiệp ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu... rồi san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng trái phép, vẽ ra 58 dự án ma, tự phân lô, tách thửa trái pháp luật, quảng cáo để bán cho hàng nghìn người, chiếm đoạt 2.260 tỉ đồng.

Công ty địa ốc Alibaba sử dụng nhiều hình thức để huy động vốn của khách hàng như: Thanh toán linh hoạt, mua lại thửa đất với giá cao, trả lãi cao dựa trên số tiền khách hàng đóng vào hoặc thuê lại... Dòng tiền có được từ các dự án ma được chuyển về công ty mẹ.

Luyện giao cho vợ là Võ Thị Thanh Mai và em ruột là Nguyễn Thái Lực phối hợp cùng kế toán là Huỳnh Thị Kim Thắng sử dụng một phần để vận hành hệ thống trả lương nhân viên, mặt bằng, mua các khu đất vẽ dự án ma và phần lớn để chuyển lòng vòng, che giấu nguồn gốc thực sự.

Tháng 9/2019, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM phối hợp cùng Bộ Công an triệt phá các hoạt động phi pháp của công ty Alibaba.

Quá trình điều tra, Cơ quan chức năng truy tố Nguyễn Thái Luyện và Luyện và em trai Nguyễn Thái Lĩnh (31 tuổi) cùng 18 giám đốc, lãnh đạo các Cty con của Alibaba với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Võ Thị Thanh Mai (vợ Nguyễn Thái Luyện), Nguyễn Thái Lực (em trai Nguyễn Thái Luyện) và Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán công ty) bị truy tố hành vi Rửa tiền.

  • Nạn nhân của địa ốc Alibaba: “mất mát” không chỉ là tiền

    Nạn nhân của địa ốc Alibaba: “mất mát” không chỉ là tiền

    Vì tin vào địa ốc Alibaba của Nguyễn Thái Luyện mà cuộc sống của hàng nghìn con người đã bị xáo trộn. Không chỉ mất tiền, nhiều người trót mua đất nền của Alibaba còn phải đánh đổi cả sự nghiệp, sức khỏe, hạnh phúc gia đình cùng nhiều tổn thất không đo đếm được.

Bá Di
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.