Theo các doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất xi măng như than, điện, giá nhân công… liên tục tăng trong thời gian qua và chưa có dấu hiệu giảm trong năm 2025 trong khi đó, hầu hết các nhà máy xi măng vẫn đang chịu thua lỗ nặng, tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh, có nguy cơ phải dừng sản xuất.
Trước thực trạng chung, Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cùng các nhà máy đã có kiến nghị các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước.
Theo đó, để ổn định sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình trạng thua lỗ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, một số doanh nghiệp đã có thông báo báo điều chỉnh giá bán xi măng trong nước. Việc điều chỉnh tăng giá của các nhà sản xuất nhằm đảm bảo cân đối tài chính trước việc giá đầu vào đã tăng mạnh trong thời gian qua và còn tiếp tục tăng trong năm tới.
Doanh nghiệp xi măng đồng loạt tăng giá bán thêm 50.000 đồng/tấn xi măng từ ngày 1/1/2025
Trong đợt điều chỉnh tăng giá này, hầu hết các doanh nghiệp đồng loạt báo tăng thêm 50.000 đồng/tấn xi măng bao và xi măng rời.
Cụ thể, từ ngày 1/1/2025, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm xi măng bao và rời các loại lên 50.000 đồng/tấn (đã bao gồm VAT).
Tương tự, Công ty CP Xi măng Vicem Hoàng Mai cũng thông báo điều chỉnh tăng giá thu về tại nhà máy thêm 50.000 đồng/tấn so với hiện hành đối với tất cả các chủng loại xi măng bao do công ty sản xuất từ ngày 1/1.
Công ty CP Xi măng Tân Thắng cũng điều chỉnh giá bán xi măng tăng 50.000 đồng/tấn đối với tất cả các chủng loại xi măng bao và rời Tân Thắng trên phạm vị toàn bộ thị trường tiêu thụ cho đến khi có thông báo mới thay thế.
Riêng Tập đoàn Xi măng The Vissai có thông báo tới toàn hệ thống các nhà máy trực thuộc, bao gồm: Vissai Ninh Bình, Vissai Hà Nam, Xi măng Đồng Bành, Xi măng Sông Lam, Sông Lam 2, tăng thêm 46.300 đồng/tấn xi măng.
Trước đó, Bộ Công thương đã điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8% từ ngày 11/10/2024. Việc tăng giá điện - một trong những chi phí đầu vào quan trọng của các ngành sản xuất, nhất là những ngành tiêu thụ nhiều điện như xi măng bị tác động đáng kể, và việc tăng giá bán sản phẩm ngay lập tức đã được nhiều doanh nghiệp xi măng tính đến.
Đầu tư công và bất động sản có thể kéo tiêu thụ xi măng sôi động trở lại?
Theo báo cáo ngành Xi măng tháng 11/2024, sản xuất toàn ngành gần như đi ngang so với tháng 10 trước đó, ước đạt 8,69 triệu tấn nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, sản lượng ở giai đoạn này có xu hướng chững lại do các doanh nghiệp Xi măng đã chủ động điều chỉnh sản lượng sản xuất để hạ mức tồn kho.
Các dự án đầu tư công và hạ tầng trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành và nhiều tuyến đường kết nối khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn là động lực chính kích thích nhu cầu xi măng trong nước. Điều này giúp cải thiện tình hình tiêu thụ Xi măng nhưng tốc độ tăng trưởng còn yếu do thị trường Bất động sản phục hồi chậm, chưa tạo được sự bùng nổ về nhu cầu Xi măng trong nước.
VNCA cho rằng thị trường xi măng hiện đang phục hồi nhẹ nhờ các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội và xây dựng dân dụng nhưng vẫn đối diện với áp lực dư cung, giá cả cạnh tranh và chi phí tăng cao.
Trong tháng 11, tiêu thụ xi măng trong nước đạt gần 6,21 triệu tấn, tăng nhẹ so với tháng 10. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự tăng trưởng tiêu thụ càng về cuối năm của thị trường Xi măng trong nước.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu xi măng, clinker giảm tương đối trong tháng 11 đến từ nhiều nguyên nhân. Theo đó, lượng xi măng và clinker xuất khẩu giảm đáng kể khoảng 20% so với tháng trước ước đạt gần 2,18 triệu tấn. Ngoại trừ các thị trường xuất khẩu như Philippines, Lào và Peru tăng, các thị trường xuất khẩu chủ yếu khác đều có xu hướng giảm.
Giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này ước đạt 82,79 triệu USD giảm 23% so với tháng 10 và giảm 16% so với cùng kỳ năm 2023.
Dự báo thị trường xi măng tháng cuối cùng năm 2024, VNCA cho rằng nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng nhẹ, nhưng vẫn chưa đạt mức tăng trưởng kỳ vọng. Xuất khẩu xi măng, clinker tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức từ chính sách bảo hộ tại các nước nhập khẩu và các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường.
-
Đầu tư công và bất động sản có thể kéo tiêu thụ xi măng sôi động trở lại?
Các dự án đầu tư công và hạ tầng trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành và nhiều tuyến đường kết nối khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn là động lực chính kích thích nhu cầu xi măng trong nước.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp
Tổng công ty Xi măng Việt Nam lỗ năm thứ hai liên tiếp khi lợi nhuận hợp nhất 2024 âm 1.400 tỷ đồng.
-
Đầu tư công và bất động sản có thể kéo tiêu thụ xi măng sôi động trở lại?
Các dự án đầu tư công và hạ tầng trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành và nhiều tuyến đường kết nối khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn là động lực chính kích thích nhu cầu xi măng trong nước....
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp
Tổng công ty Xi măng Việt Nam lỗ năm thứ hai liên tiếp khi lợi nhuận hợp nhất 2024 âm 1.400 tỷ đồng.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.