Giám đốc đưa người thân vào vòng lao lý
Tiếp tục diễn biễn phiên sơ thẩm xét xử 67 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), và các đơn vị liên quan, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tiến hành thẩm vấn các bị cáo.
Bị cáo Mạc Văn Nguyện - Ảnh: TTO
Báo Tuổi trẻ ghi nhận phần trả lời thẩm vấn của bị cáo Mạc Văn Nguyện (45 tuổi, làm dịch vụ xuất nhập khẩu, giám đốc nhiều 'công ty ma'). Ông Nguyện khai quen biết Trịnh Tiến Dũng từ năm 2014 và làm nhân viên cho ông Dũng từ năm 2015 đến 2017. Bị cáo được Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo mua chứng minh nhân dân, làm giả chứng minh nhân dân, thành lập công ty để ký khống các hợp đồng mua bán hàng hóa thành lập và nhờ em trai, em cột chèo, vợ, chị vợ, em vợ, bố vợ, bạn vợ... đứng tên giám đốc 24 công ty.
Ông Nguyện khẳng định không được hưởng lợi gì mà chỉ đứng tên giùm ông Dũng vì tin tưởng.
Theo cáo trạng, bị cáo Nguyện có vai trò giúp sức tích cực cho Trịnh Tiến Dũng, trực tiếp điều hành các hoạt động trong nước từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2019.
Cụ thể, ông Nguyện tham gia mua bán linh kiện điện tử, giúp Dũng chiếm đoạt hơn 56 tỉ đồng thông qua việc hoàn thuế giá trị gia tăng của Công ty Sài Gòn Tây Nam, Công ty Hoàng Nam Anh.
Ngoài ra, ông này còn thực hiện nhập lậu 39 lô hàng giá trị 72 tỉ đồng từ nước ngoài về Việt Nam; sử dụng các công ty của Dũng trong và ngoài nước ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa giả, kém chất lượng, tạo dòng tiền hợp thức hóa việc vận chuyển trái pháp luật 1.115 tỉ đồng từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại.
Hậu quả, ông Nguyện và 5 người thân là Mạc Thành Đan (em ruột), Lưu Thị Liễu (vợ), Lưu Thị Nương (chị vợ), Dư Trường Phong (em vợ) đã bị truy tố trong vụ án này. Các bị cáo thừa nhận hành vi như cáo trạng nêu.
Bị dụ góp vốn vào công ty vì lương thấp
Theo báo Lao động, bị cáo Lê Thị Diệu Quỳnh (30 tuổi, kế toán công ty Vùng đất máy tính) đã kêu oan khi trả lời HDXX, cho biết bản thân bị Trịnh Đình Dũng lơi dụng để làm phương tiện phạm tội (buôn bán hàng giả, chiếm đoạt tiền hoàn thuế).
Bị cáo Lê Thị Diệu Quỳnh. Ảnh: báo Lao Động
Bị cáo này trình bày, nhận thức tại thời điểm phạm tội chỉ nghĩ đơn giản là kế toán quản lý thu chi trong các tài khoản cá nhân cho Trịnh Tiến Dũng. Sau này làm việc với cơ quan điều tra mới biết vi phạm pháp luật.
Bị cáo Quỳnh cũng cho biết bị dụ góp vốn vào công ty trong quá trình làm việc với Trịnh Đình Dũng. Cụ thể, ban đầu bị cáo làm lương 5 triệu đồng/tháng, sau này tăng lên 10 triệu đồng/tháng, nhưng sau đó do khối lượng giấy tờ thu chi quá nhiều nên đã xin nghỉ việc nhưng ông Trịnh Tiến Dũng đã dụ ở lại làm việc và cho góp vốn vào công ty với số tiền 200 triệu đồng để tăng thêm thu nhập.
Ngoài bị cáo Quỳnh, nhiều bị cáo khác là những nhân viên, giám đốc các Công ty trong nước do Trịnh Tiến Dũng (đối tượng chủ mưu đã bỏ trốn) quản lý, điều hành cũng đã khai thực hiện theo chỉ đạo của Trịnh Tiến Dũng, thời điểm thực hiện không biết là vi phạm pháp luật. Sau này làm việc với cơ quan điều tra mới biết Dũng lợi dụng bản thân để làm phương tiện phạm tội.
-
Vụ Thuduc House: Vai trò của nữ kế toán trong quá trình chuyển 1.700 tỉ đồng ra nước ngoài
Trả lời HĐXX vụ Thuduc House, bị cáo Lê Thị Diệu Quỳnh (cựu Kế toán Công ty Vùng đất máy tính) phủ nhận toàn bộ cáo trạng liên quan tới bị cáo, cho rằng bản thân không biết các hợp đồng ký kết là hợp đồng khống và mua bán hàng hoá giả tạo.
-
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM là bao nhiêu?
Người dân di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ trả giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy theo quảng đường mỗi lượt.
-
Nhà thi đấu nằm trên khu “đất vàng” trung tâm TP.HCM khi nào sẽ khởi công?
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc trên khu đất đắc địa ngay trung tâm TP.HCM nhưng suốt nhiều năm chưa thể khởi công.
-
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận hơn 11 triệu cổ phiếu thừa kế, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%
Ông Nguyễn Hùng Cường thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG).