Vụ SCIC thoái toàn bộ vốn khỏi Vocarimex: Kido và một cá nhân đăng ký mua trọn lô
Như đã thông tin trước đó, ngày 22/12 tới, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ tổ chức chào bán cạnh tranh lô 44.211.900 cổ phần đang nắm giữ tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, UPCoM: VOC), tương đương 36,3% vốn.
Đây là lần thoái vốn nhà nước thứ hai tại Vocarimex trong năm nay, phiên đấu giá cổ phần trước đó vào hồi đầu tháng 11 đã phải hủy bỏ do không có nhà đầu tư đăng ký tham gia.
So với giá khởi điểm ở phiên thoái vốn bất thành cách đây ít lâu, mức giá mà SCIC đưa ra lần này đã giảm gần 20%, từ 22.690 đồng/cổ phần xuống 18.540 đồng/cổ phần, tương đương số tiền trúng thầu tối thiểu giảm từ hơn 1.000 tỷ đồng xuống còn gần 820 tỷ đồng.
Tập đoàn Kido hiện là công ty mẹ của Vocarimex, sở hữu 51% vốn. Còn cá nhân ông Trần Hoàng Nam hiện không sở hữu bất kì cổ phần nào của Vocarimex.
Trong trường hợp Tập đoàn Kido trúng thầu, công ty sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Vocarimex lên 87,3% vốn.
Được biết, việc SCIC triệt thoái vốn nhà nước tại Vocarimex là một bước tiến lớn để Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (HoSE: TAC) có thể sáp nhập vào công ty mẹ - Tập đoàn Kido.
Chủ trương sáp nhập đã được TAC thông báo tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, tuy nhiên do Vocarimiex đang nắm giữ 26,55% vốn TAC nên phương án sáp nhập vẫn chưa thể đưa ra xin ý kiến cổ đông, mà dự kiến sẽ tiến hành ở đại hội bất thường khi Vocarimex thoái xong vốn nhà nước.
Quay trở lại với Vocarimex, doanh nghiệp này là một ông lớn của ngành dầu ăn khi sở hữu trực tiếp và là cổ đông lớn của các thương hiệu dầu ăn như Voca, Soby, Ruby, Sun Go, Neptune, Simply, Meizan, Marvela...
Bên cạnh đó, Vocarimex còn nắm giữ quỹ đất khủng, với hàng loạt các bất động sản có giá trị lớn trải dài từ Hà Nội cho đến TP. HCM, tọa lạc trên các vị trí đắc địa với tổng diện tích 37.800 m2 như: lô đất số 8 Cát Linh (Hà Nội) có diện tích 334 m2, lô đất 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP. HCM) rộng 3.245 m2, lô đất 509 m2 tại 138-142 Hai Bà Trưng (quận 1, TP. HCM)...
Tuy nhiên một điểm kém hấp dẫn đó là kết quả kinh doanh của Vocarimex những năm gần đây khá èo uột.
Nếu như năm 2016, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt trên 5.567 tỷ đồng, lãi trước thuế hơn 360 tỷ đồng thì đến năm 2019, doanh thu lúc này chỉ còn 2.547 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 242 tỷ đồng, tương đương mức tụt giảm 55% và 33%.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, tình hình làm ăn của Vocarimex được cải thiện không đáng kể, doanh thu thuần ghi nhận ở mức 2.022 tỷ đồng, lãi trước thuế 163 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng giai đoạn năm trước.
Tính tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của Vocarimex đạt 2.521 tỷ đồng, giảm 4% so với cuối năm 2019. Trong đó, công ty có 308 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, các khoản phải thu ngắn hạn là 294 tỷ đồng, hàng tồn kho là 84,7 tỷ đồng. Còn lại chiếm 1.633 tỷ đồng là nhóm tài sản dài hạn.
Trên thị trường, kết phiên sáng 16/12, cổ phiếu VOC tăng 400 đồng lên mức 23.100 đồng/cổ phiếu, cao hơn 24,5% so với mức giá khởi điểm của SCIC, khối lượng bình quân mỗi ngày (trong tuần qua) đạt hơn 510.000 đơn vị.
-
Chậm thoái vốn tại một số doanh nghiệp lớn của Bộ Xây dựng: Thiệt đơn, thiệt kép
Bộ Xây dựng đang trong quá trình thoái vốn tại các tổng công ty trực thuộc.Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp diện này đang kinh doanh “bết bát”.
-
Kinh tế Việt Nam năm 2024: Nhiều điểm sáng ấn tượng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 2024 ghi nhận nhiều điểm sáng ấn tượng với tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 786 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng ...
-
Việt Nam – Lào thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và kim ngạch song phương vượt mốc 2 tỷ USD
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm chính thức tới Lào từ ngày 9-10/1/2025, đồng thời đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào. Chuyến thăm này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ hợp tác giữ...
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...