05/01/2025 9:44 PM
VPBankS Research cho rằng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn sẽ là trọng tâm thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2025-2026, do lợi thế về vị trí địa lý và cạnh tranh lớn về chi phí hoạt động so với các quốc gia trong khu vực.

VPBankS: Dòng vốn FDI tiếp tục dẫn dắt bất động sản khu công nghiệp trong năm 2025- Ảnh 1.

VPBankS: Dòng vốn FDI tiếp tục dẫn dắt bất động sản khu công nghiệp trong năm 2025

Xu hướng chuyển dịch Trung Quốc 1 ngày càng rõ nét

Dòng vốn FDI vào Việt Nam duy trì đà tăng trưởng nhiều năm qua nhờ xu hướng chuyển dịch sản xuất và do Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chính sách đầu tư thuận lợi, chi phí lao động thấp và nền kinh tế ổn định.

11 tháng năm 2024, tổng vốn FDI đăng ký đạt 31,4 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,63 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng vốn đầu tư đăng ký, và tăng 89% so với cùng kỳ.

VPBankS: Dòng vốn FDI tiếp tục dẫn dắt bất động sản khu công nghiệp trong năm 2025- Ảnh 2.

Tỷ lệ lấp đầy bình quân tại các khu công nghiệp (KCN) miền Bắc và miền Nam đều duy trì ổn định với miền Bắc đạt 83%, còn tỷ lệ lấp đầy tại miền Nam đạt 92%.

Theo VPBankS Research, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang nổi lên như là điểm đến tiềm năng đón đầu xu hướng Trung Quốc 1 tới từ: xu hướng đa dạng hóa chuỗi giá trị sản xuất, mở rộng năng lực sản xuất tới nhiều thị trường, trung tâm công nghiệp sản xuất mới; hay sự lo ngại căng thẳng gia tăng giữa xung đột thương mại Mỹ - Trung là một trong những tác động thúc đẩy kế hoạch tìm kiếm “công xưởng mới” của các tập đoàn lớn.

Và sự cải thiện môi trường đầu tư của các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn so với Trung Quốc từ các yếu tố vĩ mô, lực lượng lao động, chi phí hoạt động, chất lượng hạ tầng kết nối, ưu đãi thuế quan cũng như mức độ thuận lợi trong đầu tư gia nhập thị trường…

Hơn 1 thập kỷ qua, Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ gia tăng chi phí nhanh chóng, khiến lợi thế về chi phí giá rẻ từng giúp Trung Quốc thu hút đầu tư trở thành công xưởng sản xuất của thế giới dần biến mất.

VPBankS: Dòng vốn FDI tiếp tục dẫn dắt bất động sản khu công nghiệp trong năm 2025- Ảnh 3.

VPBankS Research nhận thấy nhóm các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn về chi phí hoạt động.

“So với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Indonesia, Việt Nam đang sở hữu giá cho thuê đất KCN rộng và đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu thuê của khách hàng cùng với đó là chí phí xây dựng, chi phí điện năng cho hoạt động sản xuất thấp nhất khu vực Đông Nam Á”, VPBankS Research nhận định.

Chuyên gia VPBankS Research cho rằng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn sẽ là trọng tâm thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2025-2026. Dẫn đầu làn sóng chuyển dịch phải kể tới Apple.

VPBankS: Dòng vốn FDI tiếp tục dẫn dắt bất động sản khu công nghiệp trong năm 2025- Ảnh 4.

Theo JP Morgan ước tính, Apple sẽ chuyển dây chuyền sản xuất để đảm bảo tương ứng năng lực sản xuất tại Việt Nam đạt lần lượt 65% AirPods, 20% iPad, 20% Apple Watch và 5% MacBook sản lượng toàn cầu năm 2025.

Bên cạnh đó, những cái tên nổi bật như Dell, Google, Lenovo cũng đang lên kế hoạch chuyển dịch vào Việt Nam thời gian tới.

Với lợi thế vị trí địa lý và môi trường phát triển phù hợp cho hoạt động sản xuất điện tử, linh kiện điện tử, thị trường KCN miền Bắc sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng, nắm bắt cơ hội trong xu hướng chuyển dịch này.

Các chính sách tốt tạo cơ hội đón dòng vốn FDI

Từ triển vọng dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam mạnh mẽ trong ngắn hạn cũng như dài hạn, VPBankS Research. Điển hình như Quyết định 227/QĐ-TTg ngày 12/03/2024 về điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất tại 63 tỉnh/thành phố tới năm 2025 đã tạo thêm dư địa sử dụng đất tại nhiều tỉnh/thành phố, từ đó thúc đẩy quá trình phê duyệt các dự án mới.

VPBankS: Dòng vốn FDI tiếp tục dẫn dắt bất động sản khu công nghiệp trong năm 2025- Ảnh 5.

Hay quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh/thành phố lớn/các trung tâm công nghiệp giai đoạn 2021-2030 cũng nhanh chóng được hoàn thiện, tạo nên sự đồng nhất với quy hoạch chung của quốc gia, tiêu biểu có thể kể tới các trung tâm công nghiệp cấp 1 tại miền Bắc và miền Nam.

VPBankS Research kỳ vọng nguồn cung mới miền Nam ước tính đạt hơn 1.600ha, trọng tâm tới từ tỉnh Bình Dương với 1 loạt các dự án mới được đưa vào hoạt động sau thời gian dài chờ đợi phê duyệt pháp lý.

Tại miền Bắc, nguồn cung mới sẽ tiếp tục bùng nổ không chỉ ở các thị trường cấp 1 mà còn tới từ các thị trường cấp 2 - đang thể hiện xu hướng vươn lên. Hải Phòng và Bắc Ninh sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cung mới để đáp ứng dòng vốn FDI mạnh mẽ sẽ đổ vào 2 địa phương này.

VPBankS: Dòng vốn FDI tiếp tục dẫn dắt bất động sản khu công nghiệp trong năm 2025- Ảnh 6.



Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.