Lý giải về việc tăng vốn điều lệ, HĐQT VPBank cho biết, theo quy định của pháp luật, một số chỉ số về an toàn vốn và an toàn hoạt động của ngân hàng được tính dựa trên vốn điều lệ. Hiện tại có một vài chỉ số của VPBank đang ở mức giới hạn cao, nên chưa tận dụng được tối ưu các cơ hội mới, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Để cải thiện vấn đề này trong thời gian tới, HĐQT VPBank xét thấy việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng là cần thiết để: đảm bảo tỷ lệ đầu tư, góp vốn mua công ty con và hoặc góp vốn vào các lĩnh vực kinh doanh khác có thể bổ trợ và thúc đẩy hoạt động của ngân hàng nằm trong quy định của pháp luật. Hiện nay tỷ lệ này của VPBank đã đạt mức tối đa, không thể thực hiện bất kỳ giao dịch đầu tư, góp vốn nào cho đến khi vốn điều lệ được tăng lên.
Đồng thời, việc tăng vốn cũng nhằm cải thiện các tỷ lệ được quy định gắn với mức vốn điều lệ phục vụ cho việc linh hoạt trong quá trình kinh doanh như các tỷ lệ cho vay kinh doanh chứng khoán, tỷ lệ cho vay đầu tư trái phiếu doanh nghiệp….
Ngoài ra, chính thức ghi nhận nguồn vốn điều lệ, tăng trưởng nguồn vốn trung dài hạn để phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng và cải thiện các chỉ số an toàn vốn và an toàn hoạt động khác.
Thông tin này gây bất ngờ với nhà đầu tư, bởi trong phiên họp đại hội cổ đông thường niên diễn ra cuối tháng 4, lãnh đạo VPBank đã trình cổ đông thông qua phương án không chia cổ tức mà giữ lại khoản lợi nhuận để phục vụ hoạt động kinh doanh
Theo VPBank, lũy kế đến ngày 31/12/2020, nguồn lợi nhuận chưa phân phối và quỹ đầu tư phát triển của VPBank đạt khoảng 19.511 tỷ đồng, nguồn vốn dự trữ và bổ sung vốn điều lệ là 808 tỷ đồng có thể dùng vào mục đích tăng vốn điều lệ như trên thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
HĐQT VPBank đề xuất sẽ phát hành thêm tối đa gần 1,975 tỷ cổ phiếu cho cổ đông, tương đương tổng giá trị phát hành theo mệnh giá tối đa là gần 19.758 tỷ đồng.
Tỷ lệ phát hành chiếm 80% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm chốt quyền. Trong đó, tỷ lệ phát hành cổ phiếu trả cổ tức là 62,15%, nghĩa là cổ đông sở hữu 10.000 cổ phiếu phổ thông sẽ được nhận thêm 6.215 cổ phiếu mới, tương ứng với 1,23 tỷ cổ phiếu được phát hành để trả cổ tức.
Tỷ lệ phát hành cổ phiếu thưởng là 17,85%, tức cổ đông sở hữu 10.000 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 1.785 cổ phiếu mới, tương đương với 747,84 triệu cổ phiếu thưởng.
Sau khi hoàn tất việc phát hành, tổng số cổ phiếu sau khi phát hành dự kiến sẽ là, hơm 4,5 tỷ cổ phiếu. Vốn điều lệ của VPBank theo đó sẽ tăng từ gần 25.300 tỷ đồng lên mức 45.058 tỷ đồng.
VPBank dự kiến thời điểm thực hiện vào quý 3 và/hoặc quý 4 năm nay.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 vừa qua, VPBank quyết định không chia cổ tức năm 2020 để giữ lại nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên sau cùng, VPBank đã thay đổi quyết định chia cổ tức và thưởng cho cổ đông bằng cổ phiếu.
Theo nhận định từ một công ty chứng khoán, năm 2021, VPBank sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế siêu khủng, lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, bao gồm lợi nhuận thu về thương vụ bán 49% vốn của FE Credit giá trị 1,4 tỷ USD, thương vụ hợp tác vởi bảo hiểm AIA (ước khoảng 6.000 tỷ đồng), lợi nhuận từ ngân hàng mẹ và từ công ty con FE Credit.
Phiên giao dịch 15/7, cổ phiếu VPBank tăng mạn so với đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm trước, giao dịch ở mức 65.000 đồng. So với hồi đầu năm, giá cổ phiếu VPB đã tăng gấp đôi.
-
VPBank chào bán cổ phiếu ESOP cho nhân viên với giá thấp hơn 7 lần so với giá thị trường
CafeLand - HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã chứng khoán: VPB) vừa thông qua kế hoạch triển khai phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ nhân viên (ESOP) từ nguồn cổ phiếu quỹ.