Ông Edward Chi, Chủ tịch HĐQT Công ty Coldwell Banker Việt Nam, đơn vị chuyên tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, một loạt nhà đầu tư nước ngoài tại Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Singapore... đã liên tục kết nối với các đơn vị tư vấn để tìm hiểu về thị trường BĐS. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp BĐS Việt Nam, nhất là trong bối cảnh lãi suất vay hiện vẫn ở mức cao và hạn mức cho vay BĐS tại nhiều ngân hàng đã hết. Tuy nhiên, cơ hội không phải cho tất cả các dự án BĐS mà chỉ ở những dự án có tính pháp lý cao. Trong bối cảnh thị trường BĐS đang trầm lắng và chưa có giải pháp ổn định về vốn, để có được nguồn vốn sinh tồn lúc này, các doanh nghiệp BĐS phải chịu thiệt đủ đường…
Đại diện doanh nghiệp bất
động sản cho rằng, thời gian qua cũng có một số quỹ tại Nhật và Hàn Quốc đã đặt
vấn đề hợp tác kinh doanh, mua lại một phần dự án.Nhưng công ty vẫn chưa thểquyết
định có nên phụ thuộc vào nguồn vốn này hay không, bởi phần lớn các quỹ đều
không thích cho vay mà chỉ muốn hợp tác đầu tư mua một phần dự án hoặc mau cổ
phần công ty. Trong khi đó, với cơ chế làm dự án như hiện nay, ngay cả khi kêu
gọi được nguồn vốn từ các quỹ, phần thua thiệt vẫn rơi vào các doanh nghiệp bất
động sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, những rào cản
về thủ tục, cũng như văn hóa, cách làm việ, đặ biệt là tính chưa chuyên nghiệp
của BĐS Việt Nam cũng khiến cho chính các quỹ có dự định đầu tư chưa thực
sự mặn mà.
Rõ ràng, với lãi suất thỏa thuận 23 -25%/năm đối với BĐS như hiện nay, việc sử dụng vốn vay ngân hàng để đầu tư bất động sản là hết sức mạo hiểm. Nhưng nếu chấp nhận bị ép giá, bán rẻ không lãi, thậm chí lỗ vốn để có tiền thì cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm nghiên cứu Đầu tư nước ngoài, trong năm 2010, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đạt 6,832 tỷ USD, giảm gần 1 tỷ USD so với năm 2009.
Còn trong năm 2011, tính
tới cuối tháng 6, tổng vốn FDI đăng ký và tăng thêm đạt 5,66 tỷ USD, trong đó
vốn đăng ký mới là 4,399 tỷ USD và vốn tăng thêm là 1,26 tỷ USD. Còn nếu tình
riêng FDI vào bất động sản thì chỉ đạt có 275 triệu USD vốn đăng ký mới và 30
triệu USD vốn tăng thêm.
Sở dĩ có sự giảm sút mạnh này là có thể chủ yếu do dư chấn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, còn một số rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư hiệu quả vào thị trường bất động sản Việt Nam, như lạm phát cao, thiêu điện, cơ sở hạ tầng dịch vụ, nguồn nhân lục chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ đầu tư, thời gian cấp phép một số dự án còn kéo dài…đã dẫn đến sự điều chỉnh vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
Ngoài ra, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đang gặp nhiều khó khăn vì bản thân thị trường bất động sản hiện nay ở trong nước đang còn trầm lắng, các nhà đầu tư cũng như người dân có nhu cầu đang trong tâm lý nghe ngóng, chờ đợi; các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực bất động sản đầu tư vào phân khúc bất động sản cao cấp (đây là thế mạnh của nhà đầu tư nước ngoài) đang có xu hướng bão hoà và giá đang đứng ở mức cao, khó tìm đầu ra cho thị trường...