Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng đầu về vốn đăng ký với 26 dự án, vốn đạt 225,9 triệu USD. Ảnh minh họa
Theo số liệu từ Cục thống kê TP.HCM, đến ngày 20/6 thành phố đã thu hút được 814 triệu USD vốn FDI đăng ký cấp phép mới và tăng vốn, giảm 3,2% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, còn có nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, tổng vốn đạt 2,2 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ.
Phân theo lĩnh vực, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng đầu về vốn đăng ký với 26 dự án, vốn đạt 225,9 triệu USD, chiếm 42,7% trong tổng vốn dự án được cấp phép mới.
Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 136 dự án, vốn đầu tư 115,2 triệu USD, chiếm 21,8%. Sau đó mới đến các lĩnh vực khác như thương nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo.
Các nhà đầu tư đến từ British Virgin Islands có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất với 9 dự án, vốn là 163,3 triệu USD. Tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.
Cũng theo Cục thống kê TP.HCM, bên cạnh những dự án được cấp phép mới, trong 6 tháng đầu năm, thành phố đã có 73 dự án chuyển đi tỉnh thành khác, giải thể và rút phép trước thời hạn với vốn đầu tư 77,2 triệu USD.
Số dự án còn hiệu lực hoạt động đến ngày 20/6 trên địa bàn thành phố là 8.568 dự án với tổng vốn đầu tư 45,63 tỷ USD.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, Việt Nam hiện đang là một trong những điểm nóng bất động sản trong khu vực năm 2019. Với tiềm năng khổng lồ, triển vọng kinh tế vĩ mô và sự đầu tư không ngừng vào cơ sở hạ tầng, thị trường này đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều phân khúc khác nhau. Thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài.
Vị này cho biết, hàng ngày Savills vần luôn gặp gỡ các nhóm khách hàng đẩu tư bày tỏ mối quan tâm đến lĩnh vực này. Rất nhiều trong số đó là các nhà đầu tư lần đầu tìm hiểu về việc đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các nhóm khách hàng này chủ yếu đến từ các nước trong khu vực – Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, ngoài ra còn có cả các quỹ đầu tư đến từ Mỹ và châu Âu và các quỹ đầu tư toàn cầu hiện cũng đang tích cực nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam.
Tất cả các phân khúc thương mại và nhà ở đều đang được nhắm tới. Sự quan tâm chủ yếu xuất phát từ các quỹ đầu tư không phải với mục đích phát triển dự án mà mua các BĐS đã đi vào vận hành và có thu nhập, ví dụ như văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, các khách sạn 4 – 5 sao.
-
Hải Phòng thu hút hơn 3,5 tỷ USD chỉ trong tháng đầu năm
TP. Hải Phòng mới đây đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho 5 dự án đầu tư trong nước (DDI) và 6 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn hơn 3,5 tỷ USD.
-
Doanh thu đạt hơn 11 tỷ USD, thị trường bất động sản TP.HCM đã vui trở lại?
Cục Thống kê TP.HCM nhận định, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục khi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát huy hiệu quả, lãi suất huy động và cho vay sản xuất kinh doanh giảm giúp tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồ...
-
Hơn 6,3 tỷ USD vốn ngoại vào bất động sản
Trong năm 2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 6,31 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 18,8% so với năm 2023.