Sau khi trùm bất động sản Bắc Ninh – Nguyễn Thị Minh Tâm bị bắt giữ, danh tính sơ bộ các chủ nợ lớn của Tâm cũng đã được cơ quan công an điều tra nắm bắt trong đó 3 khoản nợ lớn nhất của Tâm có giá trị 64 tỷ đồng, 44 tỷ đồng và hơn 20 tỷ đồng.
Các
chủ nợ này đều là những người bạn làm ăn lớn của Tâm trong
các thương vụ mua bán bất động sản tại Hà Nội và Bắc Ninh.
Theo
lời kể một số người đã từng làm ăn với Tâm, thì gần đây Tâm
đã xin đầu tư dự án quy mô hơn 60 ha tại Bắc Ninh tuy nhiên do
trục trặc trong việc ký hợp đồng nên thương vụ đổ bể Tâm không
lấy được đất. Vì không có đất bán nên Tâm không thu được tiền
trả nợ. Được biết, rất nhiều nhà đầu tư tại Hà Nội đã gom
tiền đầu tư chung cùng với Tâm dự án này.
Một thành viên
Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội chia sẻ, Tâm có mối quan hệ
rất thân tín với nhiều doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội.
Trước khi Tâm bị bắt, trong mắt một số bạn bè làm ăn Tâm được
xếp vào dạng đàn anh, đàn chị bởi nhiều thông tin cho rằng
lượng tài sản của Tâm rất lớn trong đó riêng bất động
sản Tâm sở hữu khoảng 50 căn nhà tại Bắc Ninh, Hà Nội vì vậy
nhiều người rất tin tưởng Tâm.
"Thời điểm đầu năm 2011,
Tâm có rủ một số nhà đầu tư lớn tại Hà Nội về Bắc Ninh để
mua đất với hứa hẹn giá "ưu đãi". Không rõ có phải do nhiều
nhà đầu tư đổ về không mà đất Bắc Ninh lúc đó tăng khá nhanh.
Đất tại trục đường chính thị xã Từ Sơn lên tới 60 - 70 triệu đồng/m2, khu
vực gần làng nghề Đồng Kỵ ở vị trí đẹp có giá từ 40 - 50 triệu đồng/m2.
Những khu vực xung quanh như tại phố chùa Dận, phường Đình Bảng cũng 40
- 50 triệu đồng/ m2 vị trí đẹp....Thế nhưng, sau khi suy
tính lại tôi không đầu tư chung cùng với Tâm vì vậy mà nên không
vướng vào vụ này. " vị này chia sẻ.
Đáng chú ý, theo cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Ninh, mặc dù số tiền nợ lớn như vậy nhưng những người này đều chưa viết đơn trình báo gửi cơ quan công an. Một trong nhiều lý do khiến những người này chưa dám trình báo nhiều khả năng các “đại gia” này cũng là con nợ của nhiều người. Nếu khai báo với công an, có thể các chủ nợ khác lại đến siết nợ.
Tương tự, vụ vỡ nợ tại Phú Xuyên, sau khi con nợ Nguyễn Thị Cúc – 32 tuổi trú tại xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội tới cơ quan công an đầu thú. Bước đầu Nguyễn Thị Cúc khai nhận đã vay nợ 230 tỷ đồng và khoảng 600 cây vàng của nhiều người dân và từ một số đầu mối lớn để buôn bất động sản với số tiền lãi phải trả trung bình 10 tỷ đồng/tháng. Trong đó, có trường hợp đã cho Cúc vay gần 100 tỷ đồng để đầu tư bất động sản. Do đầu tư lớn thị trường lao dốc vì vậy Cúc mất khả năng thanh toán.
Hiện tại, cơ quan CSĐT công
an huyện Phú Xuyên vẫn đang tiếp tục thu thập thông tin về các
chủ nợ đã cho Cúc vay tiền.
Có thể thấy, đợt sóng vỡ
nợ lần này tại các tỉnh thành lân cận Hà Nội có quy mô lớn
hơn các vụ vỡ nợ đã từng xảy ra mấy năm trước. Tổng số tiền
các con nợ thu gom tính sơ bộ bước đầu cỡ khoảng 3-5 ngàn tỷ
đồng. Trong đó rất nhiều các đại gia bất động sản lớn tại Hà
Nội và các tỉnh lân cận cũng bị liên đới vụ việc này. Đặc
biệt, ả ̉nh hưởng nghiêm trọng,
nhất là người có uy tín đứng ra thu gom tiền của đồng đội,
bạn bè, gia đình cho vay để hưởng chênh lệch lãi suất thậm
chí họ còn mang cả uy tín của mình để hứa hẹn với người cho
vay về khả năng sinh sôi khoản tiền vay để rồi dẫn đến đổ bể.
Điều này giống như như trường hợp một ngân hàng có thể đổ bể
nếu như mọi người cùng đến rút tiền một lúc thì không ngân
hàng nào có thể chịu được.
Chính sự gom góp của nhiều
người mà các đối tượng có lực lượng tài chính lớn để lũng
loạn thị trường bất động sản. Và khi mọi việc đổ bể các nhà
đầu cơ này chỉ còn cách "ngậm đắng nuốt cay".