Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 của VNSteel, Phó Tổng giám đốc Lê Văn Thanh cho biết, thị trường thép năm nay biến động khó lường cùng với tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn.
Thị trường thép biến động khó lường cùng khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của VNSteel gặp nhiều khó khăn
Cụ thể, diễn biến thị trường thép phát sinh những biến động bất ngờ thậm chí trái thông lệ. Giá các mặt hàng năng lượng (xăng dầu, khí đốt) và các mặt hàng nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất thép (than, quặng sắt, thép phế…) đột ngột tăng cao trong giai đoạn đầu năm.
Theo VNSteel, giá cả một số loại nguyên liệu sản xuất thép đã chạm các mốc cao kỷ lục nhưng sau đó bất ngờ giảm giá nhanh và mạnh, chạm mức đáy của hai năm liên tiếp, làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm thép không xoay kịp.
Kết quả, Tổng công ty Thép Việt Nam ghi nhận doanh thu hợp nhất năm 2022 ở mức 40.000 tỷ đồng, giảm 2%, tương ứng giảm 857 tỷ đồng so với kết quả kiểm toán năm ngoái. Trong đó, doanh thu công ty mẹ gần 3.768 tỷ đồng, giảm 28%.
Với kết quả này, VNSteel đã vượt 5% kế hoạch doanh thu hợp nhất năm và thực hiện 82% chỉ tiêu công ty mẹ. Tuy nhiên, phía VNSteel hiện chưa công bố lợi nhuận sau thuế cả năm 2022. Trước đó trong 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này đã lỗ trước thuế 382,79 tỷ đồng, còn cách xa mục tiêu lợi nhuận là 550 tỷ đồng.
Doanh thu Tổng Công ty Thép Việt Nam ước đạt 40.000 tỷ đồng năm 2022
Về tình hình sản xuất và tiêu thụ, năm 2022, toàn hệ thống VNSteel đã sản xuất hơn 1,7 triệu tấn phôi thép; thép thành phẩm ước đạt 3,3 triệu tấn, đạt 87% so với kế hoạch. Tổng sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong năm này ở mức 3,4 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ thép cán dài là 2.684.684 tấn, đạt 89% kế hoạch; tiêu thụ thép cán nguội là 438.469 tấn; tiêu thụ tôn mạ là 247.579 tấn.
Theo dự báo, năm 2023 đầu ra của ngành thép sẽ còn gặp nhiều khó khăn, VNSteel đưa ra mục tiêu thận trọng với sản lượng thép thành phẩm khoảng hơn 3,4 triệu tấn. Tổng doanh thu hợp nhất khoảng 35.800 tỷ đồng, giảm 10,5% so với kết quả năm 2022. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế khoảng 50 tỷ đồng. Doanh thu công ty mẹ VNSteel kỳ vọng 1.899 tỷ đồng và phấn đấu có lãi.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, VNSteel đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023. Theo đó, nhằm giải quyết các “nút thắt” trong công tác sản xuất kinh doanh, Tổng công ty sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 cho các đơn vị; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng/quý/năm của đơn vị.
Cũng trong năm 2023, VNSteel cho biết sẽ tập trung nguồn lực vào các đề án tái cơ cấu giai đoạn đến năm 2025 và tiếp tục tăng cường thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, SCIC triển khai dứt điểm các vướng mắc, tồn đọng tại các dự án VTM, Tisco.
-
Tiêu thụ thép Hòa Phát bật tăng trở lại sau ba tháng, khởi động lại một lò cao
Sau chuỗi ngày ảm đạm, Hòa Phát bắt đầu đón tín hiệu khởi sắc khi giá thép và sản lượng bán hàng thép các loại ghi nhận bật tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tiếp.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.