09/12/2022 5:22 PM
Trong báo cáo cập nhật ngành xây dựng và vật liệu xây dựng, Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng đầu tư công sẽ là điểm sáng trong năm 2023, bù đắp phần nào cho sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản nhà ở.

Ảnh minh hoạ.

Đầu tư công sẽ là điểm sáng trong năm 2023

Nhằm bù đắp cho sự suy giảm của các động lực tăng trưởng khác, Chính phủ đang có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2023. Dự kiến sẽ có 793.000 tỷ đồng dành cho giải ngân đầu tư công vào năm 2023 (+34% so với kế hoạch đầu tư công năm 2022).

Theo ước tính của VnDirect, giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 sẽ tăng trưởng 20-25% so với cùng kỳ (svck). VnDirect đánh giá cao triển vọng phát triển cơ sở hạ tầng trong năm tới khi các vấn đề về thiếu hụt nguồn cung đá, cát và giá vật liệu xây dựng cao hầu như đã được giải quyết.

Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm sẽ được khởi công từ cuối năm 2022, bao gồm: CTBN giai đoạn 2 (tháng 12/2022); nhà ga hành khách và đường băng sân bay tại Sân bay Long Thành (tháng 12/2022); nhà ga T3 tại Sân bay Tân Sơn Nhất (tháng 12/2022); cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (tháng 4/2023) và cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (tháng 6/2023). Trong khi đó, 11 dự án thành phần của CTBN giai đoạn 1 vẫn sẽ được đẩy mạnh thi công và hoàn thành lần lượt trong giai đoạn 2022-2024.

Cơ hội giành được các gói thầu quy mô lớn của những doanh nghiệp hàng đầu

Nhằm rút ngắn thời gian, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã được phép chỉ định thầu tại CTBN giai đoạn 2. Năng lực tài chính và kinh nghiệm thi công sẽ là những tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà thầu.

Do đó, VnDirect cho rằng những công ty hàng đầu với hồ sơ tốt như VCG, HHV, C4G, sẽ có nhiều lợi thế để giành được các gói thầu lớn. Bên cạnh đó, theo tiến độ thực hiện dự án, các doanh nghiệp đá xây dựng và nhựa đường cũng sẽ được hưởng lợi trong năm 2023.

Khó khăn sẽ vẫn còn tiếp diễn đối với ngành thép và xi măng

Các nhà sản xuất thép và xi măng Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như nhu cầu xây dựng toàn cầu giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và dư thừa nguồn cung đáng kể kể từ quý 3/2022.

Triển vọng trong năm 2023 cũng bị đè nặng bởi sự ảm đảm của thị trường bất động sản dân cư. Thị trường bất động sản nhà ở tại Việt Nam đã hạ nhiệt kể từ quý 2/2022 do sự kiện bắt giữ một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản lớn (vi phạm quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp), lãi suất mua nhà tăng và room tín dụng hạn chế.

Ngành thép trong nước cũng đang chịu tác động từ những khó khăn như: (1) giá nguyên liệu đầu vào cao (bao gồm than cốc và thép phế) và (2) nhu cầu thép toàn cầu sụt giảm, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Mặc dù giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong những quý tới, VnDirect dự báo tổng nhu cầu thép trong nước sẽ tăng trưởng âm một chữ số vào năm 2023. Cụ thể, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và tôn mạ sẽ cùng giảm 3% svck trong năm 2023.

Mặc dù vậy, VnDirect cho rằng có thể xuất hiện chỉ báo sớm cho sự cải thiện của ngành vào cuối năm 2023 bao gồm (1) giá nguyên liệu đầu vào giảm (than cốc, than nhiệt, thép phế) và (2) việc Trung Quốc mở cửa trở lại và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nhu cầu thép & xi măng toàn cầu phục hồi.

  • Đầu tư công sẽ là “cứu cánh” cho ngành thép, xi măng

    Đầu tư công sẽ là “cứu cánh” cho ngành thép, xi măng

    Khó khăn về thị trường, giá nguyên vật liệu đầu vào và lãi suất tăng cao, cùng sự suy yếu của lĩnh vực bất động sản nhà ở đang đẩy nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng rơi vào tình cảnh thua lỗ. Giữa hàng loạt gánh nặng, đầu tư công đang được đánh giá là chiếc “đòn gánh” cho các doanh nghiệp thép, xi măng trong thời gian tới.

Khánh Chi
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.