Tỷ giá USD/VND có xu hướng tiếp tục tăng trong năm nay, tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ tăng trong vòng kiểm soát.
“Nhiều khả năng, tỷ giá USD/VND vào cuối năm tăng 3%, có thể đạt mức 21.700-22.100 VND/USD”, BVSC dự báo.
Trong thông điệp phát đi từ đầu xuân mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
ông Nguyễn Văn Bình cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ có các giải pháp và
công cụ thích hợp để thực hiện được mục tiêu đề ra.
Trong thông điệp đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, những kết quả đạt được trong năm 2011 là một minh chứng cho thấy, nếu phối hợp một cách đồng bộ, quyết liệt các công cụ của chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác thì tỷ giá có thể được ổn định.
Cơ sở của ổn định
Trong những năm qua, VND luôn chịu áp lực mất giá so với đồng USD. Tuy nhiên, những điều chỉnh về mặt chính sách tiền tệ kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, cùng với đó là những tín hiệu tốt từ cán cân thương mại, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dự trữ ngoại hối, kiều hối..., đã giúp thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND phần nào đó đã tạo dựng được sự ổn định trong những tháng cuối năm.
Bước sang năm 2012, với bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn do khủng hoảng nợ châu Âu đang ảnh hưởng mạnh tới thương mại thế giới và cầu hàng hoá, đa số các hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam được dự báo sẽ giảm hoặc không tăng đáng kể trong năm 2012.
Tuy nhiên, theo phân tích mới đây của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), do đa số hàng xuất khẩu của Việt Nam có độ co giãn thấp, nên có thể sẽ không có thay đổi đáng kể về tổng sản lượng xuất khẩu. Trong năm 2012, áp lực của nhiều quốc gia đòi hỏi Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh tăng giá đồng Nhân dân tệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam.
Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua là gia công nhiều, do vậy tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu thường sẽ đi đôi với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Với tình hình xuất khẩu được dự báo chỉ tăng trưởng 10% trong năm 2012 và cơ cấu cũng như giá trị nhập khẩu không có sự thay đổi đáng kể trong năm 2012. Rất có thể, mức thâm hụt của Việt Nam năm 2012 sẽ vào khoảng 9-10 tỷ USD.
Dòng vốn FDI giải ngân trong năm 2012 cũng đang được dự báo có thể đạt mức 9-10 tỷ USD, thấp hơn so với năm 2010 (11 tỷ USD). Theo BVSC, nguyên nhân là do dòng vốn đăng ký năm 2009 - 2010 đều ở mức cao và độ trễ triển khai các dự án này rơi vào năm 2011 cũng như các năm sau đó.
Ngoài ra, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng cao cũng sẽ đảm bảo tốc độ giải ngân trong thời gian tới. Cụ thể, giảm đầu tư vào bất động sản (từ mức 37% trong năm 2010 xuống mức thấp dưới 3%) và tăng đầu tư vào các ngành sản xuất (từ mức 27% trong năm 2010 lên mức 50% trong năm 2011). Còn dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) có thể vẫn duy trì ở mức dương 1 tỷ USD tương đương với năm 2011.
Với chính sách thông thoáng đối với kiều bào ở nước ngoài cũng như Luật Đất đai cho phép Việt kiều mua nhà trong nước đã giúp khơi thông nguồn lực quan trọng này, khiến cho nguồn kiều hối không ngừng tăng mạnh trong những năm gần đây và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011.
Tuy nhiên, trước những biến động suy thoái kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều khả năng năm 2012 sẽ là một năm khó khăn cho nguồn kiều hối. BVSC dự báo lượng kiều hối trong năm 2012 có thể giảm nhẹ so với năm 2011 nhưng vẫn sẽ đạt khoảng 8 tỷ USD. Đây cũng sẽ là một kênh quan trọng giúp thị trường ngoại hối và tình hình tỷ giá sẽ đi vào ổn định.
Biến động ở mức 2-3%?
BVSC dự báo, tỷ giá USD/VND sẽ có xu hướng tiếp tục tăng trong năm tới. Tuy nhiên, không giống với diễn biến trong năm 2011, tỷ giá nhiều khả năng sẽ tăng trong vòng kiểm soát và chủ động của Ngân hàng Nhà nước.
BVSC cho rằng, trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ không có áp lực điều hành tăng tỷ giá nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Vấn đề thiếu hụt ngoại hối và tâm lý có thể sẽ không còn là vấn đề trọng tâm trong năm 2012. Theo đó, việc nâng tỷ giá có thể chỉ là ý muốn chủ quan của các cơ quan điều hành.
“Tuy nhiên, áp lực về nguy cơ lạm phát tăng trở lại vào thời điểm cuối năm 2012 sẽ khiến việc nâng tỷ giá sẽ diễn ra theo kịch bản thận trọng. Nhiều khả năng, tỷ giá USD/VND vào cuối năm tăng 3%, có thể đạt mức 21.700-22.100 VND/USD”, BVSC dự báo.
Còn theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Về cơ bản, Nghị quyết số 01 có nhiều nét tương đồng với Nghị quyết số 11 ban hành trong năm 2011. Do đó, những kết quả đáng khích lệ đạt được trong năm 2011 là tiền đề để tin tưởng sẽ đạt được những kết quả như vậy trong năm 2012.
“Nếu không có cú sốc đột biến từ bên ngoài và với việc triển khai quyết liệt các chính sách theo Nghị quyết 01 của Chính phủ thì chúng ta có thể giữ ổn định thị trường ngoại hối, mức biến động hay phá giá của đồng Việt Nam không quá 2-3%”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tỷ giá trong năm nay sẽ không chịu nhiều áp lực như năm 2011. Rất có thể, những tác động từ quá trình xử lý các khoản nợ xấu của các ngân hàng, sự suy giảm của nhiều nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến các dòng vốn đầu tư nước ngoài, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại..., sẽ gây ra những thách thức không nhỏ cho sự ổn định của tỷ giá trong năm nay.
Ngoài ra, theo dự báo của BVSC, rất có thể mức thặng dư của cán cân thanh toán tổng thể trong năm nay sẽ ở mức dương 0,5 tỷ USD, giảm mạnh so với năm 2011. Mức giảm này kết hợp với tình trạng thâm hụt ngân sách và chính sách tài khoá mở rộng có thể vẫn sẽ gây áp lực rất lớn lên tỷ giá của Việt Nam trong năm 2012.
Trong thông điệp đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, những kết quả đạt được trong năm 2011 là một minh chứng cho thấy, nếu phối hợp một cách đồng bộ, quyết liệt các công cụ của chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác thì tỷ giá có thể được ổn định.
Cơ sở của ổn định
Trong những năm qua, VND luôn chịu áp lực mất giá so với đồng USD. Tuy nhiên, những điều chỉnh về mặt chính sách tiền tệ kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, cùng với đó là những tín hiệu tốt từ cán cân thương mại, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dự trữ ngoại hối, kiều hối..., đã giúp thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND phần nào đó đã tạo dựng được sự ổn định trong những tháng cuối năm.
Bước sang năm 2012, với bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn do khủng hoảng nợ châu Âu đang ảnh hưởng mạnh tới thương mại thế giới và cầu hàng hoá, đa số các hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam được dự báo sẽ giảm hoặc không tăng đáng kể trong năm 2012.
Tuy nhiên, theo phân tích mới đây của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), do đa số hàng xuất khẩu của Việt Nam có độ co giãn thấp, nên có thể sẽ không có thay đổi đáng kể về tổng sản lượng xuất khẩu. Trong năm 2012, áp lực của nhiều quốc gia đòi hỏi Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh tăng giá đồng Nhân dân tệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam.
Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua là gia công nhiều, do vậy tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu thường sẽ đi đôi với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Với tình hình xuất khẩu được dự báo chỉ tăng trưởng 10% trong năm 2012 và cơ cấu cũng như giá trị nhập khẩu không có sự thay đổi đáng kể trong năm 2012. Rất có thể, mức thâm hụt của Việt Nam năm 2012 sẽ vào khoảng 9-10 tỷ USD.
Dòng vốn FDI giải ngân trong năm 2012 cũng đang được dự báo có thể đạt mức 9-10 tỷ USD, thấp hơn so với năm 2010 (11 tỷ USD). Theo BVSC, nguyên nhân là do dòng vốn đăng ký năm 2009 - 2010 đều ở mức cao và độ trễ triển khai các dự án này rơi vào năm 2011 cũng như các năm sau đó.
Ngoài ra, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng cao cũng sẽ đảm bảo tốc độ giải ngân trong thời gian tới. Cụ thể, giảm đầu tư vào bất động sản (từ mức 37% trong năm 2010 xuống mức thấp dưới 3%) và tăng đầu tư vào các ngành sản xuất (từ mức 27% trong năm 2010 lên mức 50% trong năm 2011). Còn dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) có thể vẫn duy trì ở mức dương 1 tỷ USD tương đương với năm 2011.
Với chính sách thông thoáng đối với kiều bào ở nước ngoài cũng như Luật Đất đai cho phép Việt kiều mua nhà trong nước đã giúp khơi thông nguồn lực quan trọng này, khiến cho nguồn kiều hối không ngừng tăng mạnh trong những năm gần đây và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011.
Tuy nhiên, trước những biến động suy thoái kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều khả năng năm 2012 sẽ là một năm khó khăn cho nguồn kiều hối. BVSC dự báo lượng kiều hối trong năm 2012 có thể giảm nhẹ so với năm 2011 nhưng vẫn sẽ đạt khoảng 8 tỷ USD. Đây cũng sẽ là một kênh quan trọng giúp thị trường ngoại hối và tình hình tỷ giá sẽ đi vào ổn định.
Biến động ở mức 2-3%?
BVSC dự báo, tỷ giá USD/VND sẽ có xu hướng tiếp tục tăng trong năm tới. Tuy nhiên, không giống với diễn biến trong năm 2011, tỷ giá nhiều khả năng sẽ tăng trong vòng kiểm soát và chủ động của Ngân hàng Nhà nước.
BVSC cho rằng, trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ không có áp lực điều hành tăng tỷ giá nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Vấn đề thiếu hụt ngoại hối và tâm lý có thể sẽ không còn là vấn đề trọng tâm trong năm 2012. Theo đó, việc nâng tỷ giá có thể chỉ là ý muốn chủ quan của các cơ quan điều hành.
“Tuy nhiên, áp lực về nguy cơ lạm phát tăng trở lại vào thời điểm cuối năm 2012 sẽ khiến việc nâng tỷ giá sẽ diễn ra theo kịch bản thận trọng. Nhiều khả năng, tỷ giá USD/VND vào cuối năm tăng 3%, có thể đạt mức 21.700-22.100 VND/USD”, BVSC dự báo.
Còn theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Về cơ bản, Nghị quyết số 01 có nhiều nét tương đồng với Nghị quyết số 11 ban hành trong năm 2011. Do đó, những kết quả đáng khích lệ đạt được trong năm 2011 là tiền đề để tin tưởng sẽ đạt được những kết quả như vậy trong năm 2012.
“Nếu không có cú sốc đột biến từ bên ngoài và với việc triển khai quyết liệt các chính sách theo Nghị quyết 01 của Chính phủ thì chúng ta có thể giữ ổn định thị trường ngoại hối, mức biến động hay phá giá của đồng Việt Nam không quá 2-3%”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tỷ giá trong năm nay sẽ không chịu nhiều áp lực như năm 2011. Rất có thể, những tác động từ quá trình xử lý các khoản nợ xấu của các ngân hàng, sự suy giảm của nhiều nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến các dòng vốn đầu tư nước ngoài, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại..., sẽ gây ra những thách thức không nhỏ cho sự ổn định của tỷ giá trong năm nay.
Ngoài ra, theo dự báo của BVSC, rất có thể mức thặng dư của cán cân thanh toán tổng thể trong năm nay sẽ ở mức dương 0,5 tỷ USD, giảm mạnh so với năm 2011. Mức giảm này kết hợp với tình trạng thâm hụt ngân sách và chính sách tài khoá mở rộng có thể vẫn sẽ gây áp lực rất lớn lên tỷ giá của Việt Nam trong năm 2012.
Theo Ngô Hải (VnEconomy)
VIP
Bán nhà riêng quận 9 thành phố Thủ Đức
3 tỷ 950 triệu- 80m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0936287***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng Early Bird đến 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
BÁN GẤP CĂN NHÀ MT SIÊU ĐẸP P12 TÂN BÌNH HCM, GIÁ RẺ 59 TỶ 0903957804-0902499349
59 tỷ - 198m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902564***
VIP
Căn Hộ Dịch Vụ 1 Phòng Khách 2 Phòng Ngủ VNAHOMES APARTMENT Tiêu Chuẩn Khách Sạn
25,5 triệu - 75m2
Tây Hồ, Hà Nội
Hôm nay
0843883***
VIP
MẶT TIỀN KINH DOANH SẦM UẤT TRƯỜNG CHINH- CHỢ LẠC QUANG - QUẬN 12- DT 47M- 4TẦNG
10 tỷ 500 triệu- 47m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931481***
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán Khách sạn mini siêu chất tại Sun Urban City Hà Nam 1xtỷ 112m2 MT 8m sẵn sổ
10 tỷ 500 triệu- 112m2
Phủ Lý, Hà Nam
Hôm nay
0943274***
VIP
The Ocean Villas - Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao mặt biển Đà Nẵng giá 31 tỷ
31 tỷ - 616m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0943133***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tài chính