Vietjet muốn chào bán 50 triệu cổ phiếu để có tiền trả nợ loạt ngân hàng.
Thời hạn và thứ tự thực hiện kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 sẽ được HĐQT triển khai thực hiện sau khi thực hiện thành công phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
Theo tờ trình chào bán riêng lẻ đã công bố, Vietjet sẽ phát hành 50 triệu cổ phiếu mới cho hai nhà đầu tư chuyên nghiệp là CTCP Đầu tư Dynamic & Development và CTCP Aviation. Mỗi tổ chức được quyền mua 25 triệu đơn vị.
Aviation trước đây là CTCP Sovico Aviation với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Công ty có vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng, hiện do ông Tạ Quang Ngọc làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Đầu tư Dynamic & Development được thành lập từ năm 2021 với ngành nghề chính là Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Công ty có vốn điều lệ 948 tỷ đồng, hiện do Nguyễn Đức Biên làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Khối lượng chào bán trên tương đương với 9,23% số cổ phần đang lưu hành. Nếu thành công, công ty hàng không dự kiến tăng vốn điều lệ tương ứng từ 5.416 tỷ lên 5.916 tỷ đồng.
Giá phát hành là 100.000 đồng/cổ phiếu. Con số này đáp ứng nguyên tắc không thấp hơn giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất (28.162 đồng/cổ phiếu) và dựa trên giá đóng cửa bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp tính đến 12/12 là 102.970 đồng/cổ phiếu, được làm tròn và chiết khấu 3%.
Như vậy, Vietjet dự kiến có thể thu về 5.000 tỷ đồng từ đợt chào bán riêng lẻ lần này. Toàn bộ dòng tiền này sẽ dùng để thanh toán gốc các khoản nợ vay ngắn hạn trong năm 2025, tại các ngân hàng MB, VietinBank, MSB và VIB.
Thời gian phát hành dự kiến trong quý I-II/2025 sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nhận được đầy đủ hồ sơ. Lượng cổ phiếu chào bán này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VJC khép lại phiên 17/12 tại mức 101.600 đồng/cổ phiếu, nhỉnh hơn so với giá chào bán riêng lẻ. Giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 55.000 tỷ đồng.
-
Reuters: Công ty của bà chủ Vietjet muốn cùng ông lớn Singapore làm tuyến cáp quang biển
Theo thông tin từ Reuters, Tập đoàn Keppel của Singapore và Sovico Group của Việt Nam đang có những cuộc thảo luận về kế hoạch xây dựng cáp quang dưới biển mới nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp trung tâm dữ liệu của khu vực.