Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Phú Thọ (VietinBank Bắc Phú Thọ) thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Giấy BBP (được đổi tên từ Công ty Cổ phần Giấy Bãi Bằng).

Bìa vở Bãi Bằng “huyền thoại” với hình chú bé chăn trâu.

VietinBank cho biết, dư nợ của Công ty Cổ phần Giấy BBP (Giấy Bãi Bằng) tạm tính đến thời điểm ngày 31/5/2022 là 387,6 tỷ đồng đồng, trong đó, nợ gốc là 212,5 tỷ đồng, nợ lãi là 175 tỷ đồng.

Giấy bãi bằng từng được ví như “huyền thoại quốc doanh” trong vai trò người khổng lồ về giấy.

Nhà máy Giấy Bãi Bằng được thành lập vào cuối năm 1982 với sự giúp đỡ về tài chính và công nghệ của chính phủ Thụy Điển. Ban đầu, Bãi Bằng chỉ gồm một nhà máy sản xuất giấy được xây dựng tại thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tình Phú Thọ vào năm 1975 trên diện tích gần 100ha. Đây là một biểu tượng cho sự hợp tác hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển với tổng số vốn là 2,5 tỷ SEK (tương đương với 415 triệu USD) bằng tiền viện trợ không hoàn lại do Chính phủ và nhân dân Thụy Điển giúp đỡ.

Năm 2004, 16 lâm trường cung cấp nguyên liệu làm bột giấy vốn trước kia thuộc Công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh Phú được sáp nhập vào Bãi Bằng. Công ty còn sản xuất cả phân bón vi sinh từ phế thải của quá trình sản xuất giấy.

Năm 2006, khi người Thụy Điển rời đi, nhà máy giấy Bãi Bằng chính thức trở thành doanh nghiệp Nhà nước, một thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Tuy nhiên, vài năm gần đây, Công ty Giấy Bãi Bằng đang phải vật lộn với những khoản thua lỗ. Chỉ trong vòng 2 năm 2014-2015, Giấy Bãi Bằng đã lỗ 255 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có 218,5 tỷ.

Năm 2017, hiện trạng của công ty này được cho là một trong những lý do chính khiến tổng giám đốc Vinapaco bị thay thế.

Trường Anh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.