VietinBank lên kế hoạch chia cổ tức khủng 44,64%.
Cụ thể, VietinBank dự kiến phát hành tối đa gần 2,4 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhằm tăng vốn điều lệ từ 53.700 tỷ đồng lên 77.671 tỷ đồng.
Nguồn vốn thực hiện đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của các năm 2021, 2022 và giai đoạn 2009-2016.
Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến sử dụng toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ của năm 2024, khoảng 15.597 tỷ đồng, để chia cổ tức bằng cổ phiếu, sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã đề xuất chia cổ tức từ lợi nhuận còn lại năm 2023 với tỷ lệ cao kỷ lục 49,5%. Theo thông báo, ngày 13/3/2025 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức. Với gần 5,6 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Vietcombank dự kiến phát hành thêm hơn 2,76 tỷ cổ phiếu mới để trả cổ tức. Điều này đồng nghĩa với việc cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ nhận được 495 cổ phiếu mới
Nguồn vốn cho đợt phát hành này được lấy từ lợi nhuận sau thuế còn lại sau trích lập các quỹ lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021, theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng thêm hơn 27.600 tỷ đồng, từ 55.890 tỷ đồng lên hơn 83.500 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
Một số ngân hàng lớn như BIDV, MB, ACB, TPBank cũng đã có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Trong đó, ACB dự kiến sẽ phát hành thêm cổ phiếu để nâng vốn lên gần 40.000 tỷ đồng, còn MB cũng đặt mục tiêu tăng vốn lên hơn 50.000 tỷ đồng trong năm 2025.
Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu giúp ngân hàng giữ lại nguồn vốn tiền mặt để tái đầu tư, đồng thời gia tăng thanh khoản trên thị trường chứng khoán. Điều này đặc biệt quan trọng khi ngành ngân hàng đang phải đối mặt với các áp lực về tăng trưởng tín dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II, Basel III cũng như mở rộng thị phần.
Đối với các cổ đông, việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu có thể là một lợi thế trong dài hạn, khi giá trị vốn hóa của ngân hàng tăng lên. Mặc dù trong ngắn hạn, giá cổ phiếu có thể chịu áp lực pha loãng, nhưng về lâu dài, khi ngân hàng nâng cao năng lực tài chính và gia tăng lợi nhuận, giá cổ phiếu có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, cổ đông cũng có thể tận dụng cơ hội để gia tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần mà không phải bỏ thêm vốn đầu tư.
-
VietinBank bất ngờ chi toàn bộ lợi nhuận còn lại năm 2023 để trả cổ tức
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, mã: CTG) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
-
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank - Chi nhánh KCN Biên Hòa thông báo đấu giá (lần 3) Khoản nợ của Công ty TNHH Nghê Huỳnh.
-
Chủ tịch Trần Minh Bình đại diện 25% vốn Nhà nước tại VietinBank
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định cử người đại diện vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã: CTG).








-
Ngân hàng NCB thông tin về Cổ phiếu bị cảnh báo và kiểm soát
Ngày 25/4/2025, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB – mã chứng khoán: NVB) đã có văn bản số 291/2025/CV-BĐH.NCB gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trình bày “Biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo...
-
Gia đình Chủ tịch Âu Lạc gom cổ phiếu ACB, nâng sở hữu lên gần 8% vốn
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán ACB) vừa công bố danh sách cập nhật cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, theo dữ liệu do cổ đông cung cấp đến ngày 29/4/2025.
-
VPBank tính chi 2.000 tỷ đồng lập công ty bảo hiểm nhân thọ, đặt mục tiêu lợi nhuận cao nhất lịch sử
Ngày 28/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đã thông qua loạt kế hoạch kinh doanh tham vọng, nổi bật là đề xuất chi 2.000 tỷ đồng để thành lập công ty con trong lĩnh vực bảo hiểm nhân ...