Vietcombank chuẩn bị trả cổ tức gần 50%.
Theo đó, Vietcombank sẽ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 49,5%, tương đương với việc tăng vốn điều lệ thêm 27.666 tỷ đồng, từ nguồn cổ tức bằng cổ phiếu được chia từ lợi nhuận còn lại lũy kế đến năm 2018 và năm 2021.
Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ đạt 83.557 tỷ đồng, dự kiến trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một bước đi quan trọng trong việc củng cố vị thế của Vietcombank, nhằm duy trì vai trò dẫn dắt trong hệ thống ngân hàng, đồng thời hỗ trợ thực hiện các chính sách của Nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trước đó, Vietcombank đã thực hiện một đợt phát hành gần 857 triệu cổ phiếu vào tháng 8/2023 để trả cổ tức cho các năm 2019 và 2020. Tuy nhiên, ngân hàng này chưa thực hiện đợt chi trả cổ tức nào trong năm 2024, mặc dù đang triển khai nhiều kế hoạch tăng vốn từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước.
Hiện nay, Vietcombank có quỹ lợi nhuận chưa phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng, với 102.068 tỷ đồng tính đến 30/9/2024, chiếm gần 1/4 tổng lợi nhuận chưa phân phối của 27 ngân hàng niêm yết trên sàn.
Tuy nhiên, do các kế hoạch tăng vốn phải chờ phê duyệt từ các cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Chính phủ và Quốc hội, thời gian phê duyệt đã bị kéo dài, khiến các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như VPBank và Techcombank đã vượt qua Vietcombank về vốn điều lệ.
Lần gần đây nhất Vietcombank duy trì vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng vốn điều lệ đã cách đây hơn hơn 16 năm, từ 2008. Khi đó, Vietcombank dẫn đầu về vốn điều lệ với hơn 12.101 tỷ đồng. Theo sau lần lượt là Agribank (11.279 tỷ đồng), VietinBank (11.215 tỷ đồng), BIDV (10.480 tỷ đồng), tại thời điểm kết năm 2008.
Nửa thập kỷ gần đây, bảng xếp hạng quy mô vốn của các nhà băng có sự xáo trộn mạnh. Khối ngân hàng quốc doanh, vốn chiếm vị thế dẫn đầu về tổng tài sản, quy mô cho vay và vốn trong hai thập kỷ trước đó, bị nhóm tư nhân dần vượt qua.
Song, sau khi được Quốc hội chấp nhận phương án tăng vốn, hiện, Vietcombank trở lại ngôi vương về vốn điều lệ trong toàn hệ thống với số tiền 83.557 tỷ đồng. Với nguồn lực được bổ sung, Vietcombank sẽ đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định, tăng tiềm lực và hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém.
-
Lợi nhuận Vietcombank đứng đầu toàn ngành 9 tháng đầu năm, đạt 31.533 tỷ đồng
Vietcombank tiếp tục là quán quân toàn ngành về lợi nhuận. Nhà băng có lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 3/2024 đạt 10.699 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế Vietcombank đạt 31.533 tỷ đồng, tăng 7%.
-
VPBank, HDBank sắp tiếp nhận các ngân hàng 0 đồng?
Tại buổi họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 vừa diễn ra, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết Ngân hàng Nhà nước đang tích cực triển khai đề án tái cơ cấu các tổ c...
-
Một ngân hàng vừa miễn nhiệm một lãnh đạo cấp cao
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã: VAB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao. Theo đó, ông Phạm Linh sẽ không còn giữ chức Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 11/1/2025 với lý do cá nhân.
-
VIS Rating: Hầu hết ngân hàng sẽ duy trì rủi ro tài sản ổn định trong năm 2025 khi Thông tư 02 hết hiệu lực
Trong báo cáo mới phát hành, Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho biết, quy mô các khoản nợ tái cơ cấu đã giảm đáng kể tại một số các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng tư nhân (ví dụ: TCB, ACB, HDB, VIB)....