Được biết, từ ngày 30/11 đến ngày 3/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28), kết hợp các hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), theo lời mời của Chính phủ UAE.
Dự kiến trong chương trình công tác tại UAE, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự, phát biểu tại các Hội nghị, diễn đàn, phiên thảo luận quan trọng trong khuôn khổ COP28; tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ có các hoạt động song phương với UAE.
UAE là đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông với kim ngạch những năm gần đây luôn đạt xấp xỉ 5 tỷ USD. UAE là một trong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam, với 38 dự án. Việt Nam hiện có khoảng 4.500 lao động đang làm việc tại UAE.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng 10 tháng đầu năm 2023, tổng trao đổi thương mại song phương đạt hơn 3,9 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 3,3 tỷ USD và nhập khẩu đạt trên 600 triệu USD. Việt Nam ghi nhận mức thặng dư thương mại lớn đối với UAE, ước đạt trên 2,74 tỷ USD.
Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường UAE với giá trị lớn (từ 3-4 tỷ USD/năm). Hình minh họa
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường UAE tập trung chủ yếu vào nhóm hàng chế biến, chế tạo. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này thường chiếm tỉ trọng trên 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE.
Sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường UAE là điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch đạt trên 2,5 tỷ USD/năm, chiếm tỉ trọng 70-75% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang UAE (và chiếm khoảng 30-40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Tây Á).
Một số mặt hàng khác có kim ngạch đạt trên 100 triệu USD/năm gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; hàng dệt may, giày dép.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường UAE đã đạt được những kết quả khả quan, trong đó có thể kể đến một số mặt hàng như: gạo (20-30 triệu USD/năm), rau quả, thủy sản, hạt điều, hạt tiêu (30-50 triệu USD/năm).
Về nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ UAE không quá đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp dầu mỏ như: chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, sản phẩm khác từ dầu mỏ. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu từ UAE một số nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, gồm kim loại thường khác; thức ăn gia súc và nguyên liệu; quặng và khoáng sản khác.
-
Thổ Nhĩ Kỳ muốn hợp tác với Việt Nam sản xuất ô tô, công nghệ cao
Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Kacir khẳng định nước này muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như công nghiệp, công nghệ cao, tự động hóa, công nghiệp quốc phòng, sản xuất ô tô, viễn thám.
-
Việt Nam có thể tự do đến Belarus mà không cần thị thực
Kể từ ngày 30/1, công dân Việt Nam và Belarus chính thức được tự do đi lại giữa hai quốc gia mà không cần xin thị thực. Đây là kết quả của Hiệp định miễn thị thực được ký kết giữa hai nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác song p...
-
Việt Nam có nhiều cơ hội đạt được tăng trưởng GDP 8%
Đó là dự báo của ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT về bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos 55
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Czech, tối 20/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, Thụy Sĩ....