Theo đó, riêng trong quý 3/2022 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 0,5% so với quý trước.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu đtạ 282,52 tỷ USD tăng 17,3% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực FDI vẫn chiếm tỷ trọng cao 74,1% với 209,3 tỷ USD.
Một số mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao trong 9 tháng qua như điện thoại và linh kiện 45,3 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện 41,5 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng hơn 34 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 12,2 tỷ USD;...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu đạt 90,7 tỷ USD trong quý 3/2022, tăng 8,1'5 so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 7,1% so với quý trước.
Tính chung 9 tháng, trị giá nhập khẩu hàng hóa ước đạt 276 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó khu vực vốn đầu tư nước ngoaifddatj 179,89 tỷ USD. Một số mặt hàng có trị giá nhập khẩu lớn trong 9 tháng qua như điện tử, máy tính và linh kiện 63,9 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 34,4 tỷ USD; điện thoại và linh kiện 15,6 tỷ USD;...
Một số thị trường xuất nhập khẩu lớn của nước ta trong 9 tháng đầu năm 2022. Nguồn: Tổng cục Thống kê
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 86,3 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 91,6 tỷ USD.
Trong 9 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 24,3 tỷ USD, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 10 triệu USD, (cùng kỳ nhập siêu 1,7 tỷ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 51,5 tỷ USD, tăng 21,3%; nhập siêu từ Hàn Quốc 29,6 tỷ USD, tăng 20,8%; nhập siêu từ ASEAN 9,3 tỷ USD, giảm 1,6%.
-
Nửa đầu tháng 9/2022: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giảm
Trong nửa đầu tháng 9 (từ 1-15/9), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 26,34 tỷ USD, giảm 25,7% so với nửa cuối tháng 8, theo số liệu sơ bộ mới công bố của Tổng cục Hải quan.








-
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về một số dự án, chính sách thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ cao
Chiều 30/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ cho ý kiến về một số dự án hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao và một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển giao công nghệ....
-
Tập đoàn Trung Quốc thi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ ở Hà Nội muốn làm thêm nhiều dự án lớn tại Việt Nam
Tập đoàn này đã tham gia hơn 1.000 dự án tại Trung Quốc và hiện đang tham gia vào các dự án hạ tầng tại Việt Nam như thi công cầu Tứ Liên, Hà Nội.
-
Chính sách công nghiệp phải là đòn bẩy đổi mới sáng tạo và đưa DN vươn ra toàn cầu
Các chuyên gia cho rằng chính sách công nghiệp không chỉ là công cụ kỹ thuật, mà cần trở thành chiến lược quốc gia để khơi thông động lực tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hình thành các doanh nghiệp tư nhân có năng lực cạnh tranh toàn cầu....