Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 3 vừa qua, Mỹ đã nhập khẩu khoảng 241.300 tấn sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC, tăng 69,7% so với tháng trước và cũng tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong giai đoạn này, giá trị nhập khẩu mặt hàng HRC đạt khoảng 289 triệu USD, tăng 51% so với tháng trước và tăng 105,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu 6.800 tấn thép cuộn cán nóng HRC sang Mỹ trong tháng 3/2022
Được biết, sản lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng HRC từ Việt Nam trong tháng 3 của Mỹ đạt 6.800 tấn. Theo đó, Việt Nam là nhà cung cấp HRC lớn thứ 5 của Mỹ sau Canada với sản lượng khoảng 105.600 tấn; Hàn Quốc khoảng 56.000 tấn; Nhật Bản khoảng 38.400 tấn; Mexico khoảng 20.100 tấn.
Hiện nay, ngoài Formosa thì Hoà Phát là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được thép cuộn cán nóng HRC. Hai dự án sản xuất HRC của Hoà Phát là Hòa Phát Dung Quất 1 có công suất 4 triệu tấn/năm và dự án Hòa Phát Dung Quất 2, công suất thiết kế 5,6 triệu tấn/năm trong đó có 2,6 triệu tấn phôi thép và 3 triệu tấn HRC/năm dự kiến sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung HRC từ nước ngoài.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm trong tháng 3 của cả nước đạt 956 nghìn tấn, tăng 75% so với tháng. Tính chung quý 1/2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng gần 2,3 triệu tấn thép, tương đương 2,3 tỷ USD, giảm 22% về lượng nhưng tăng 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
-
Hòa Phát tăng giá HRC thêm 10 USD/tấn
Mới đây, Thép Hòa Phát Dung Quất thông báo sẽ tăng giá thép cuộn cán nóng (HRC) lên 10 USD/tấn cho các lô hàng từ tháng 6 và đầu tháng 7.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…