Việt Nam góp mặt trong 30 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất thế giới
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu trong năm 2023 đạt 23,8 nghìn tỷ USD, giảm 5% so với năm trước đó.
Nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc với kim ngạch 3,4 nghìn tỷ USD trong năm ngoái, cao hơn gần 1,4 nghìn tỷ USD so với Mỹ. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc gần chạm mức cao nhất mọi thời đại vào khoảng 500 tỷ USD hàng hoá sang Mỹ.
Mỹ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới gần nhất là vào năm 1979. Nhưng từ đó đến nay, nước này chứng kiến thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Dù vậy, xuất khẩu năng lượng - mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ - đã chuyển từ thâm hụt sang thặng dư trong thập kỷ qua. Năm 2023, thặng dư thương mại ròng của mặt hàng năng lượng Mỹ là 65 tỷ USD.
Đức là nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, với kim ngạch năm 2023 tăng 1% so với năm trước dù tăng trưởng kinh tế âm. Nền kinh tế phụ thuộc lớn vào công nghiệp này chịu tác động nặng nề khi giá dầu tăng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí phải dừng sản xuất.
Với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 354 tỷ USD, Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.
Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 giảm 4,6% (giảm khoảng 17,04 tỷ USD) so với năm 2022. Trong đó, giảm mạnh nhất là các nhóm hàng như nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm 5,61 tỷ USD; hàng dệt may giảm 4,27 tỷ USD; giày dép các loại giảm 3,66 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 2,62 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 2,54 tỷ USD; hàng thủy sản giảm 1,95 tỷ USD; hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 750 triệu USD…
Bên cạnh đó, xuất khẩu một số nhóm hàng trong năm 2023 vẫn đạt mức tăng cao so với năm trước. Cụ thể, hàng rau quả tăng 2,24 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 2,17 tỷ USD; gạo tăng 1,22 tỷ USD; hạt điều tăng 558 triệu USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/11/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 352,38 tỷ USD, tăng 14,8% tương ứng tăng 45,54 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, một số nhóm hàng tăng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,79 tỷ USD, tương ứng tăng 26,1%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 8,08 tỷ USD, tương ứng tăng 21,7%; hàng dệt may tăng 3,07 tỷ USD, tương ứng tăng 10,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 2,46 tỷ USD, tương ứng tăng 21,4%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,25 tỷ USD, tương ứng tăng 4,8%... so với cùng kỳ năm 2023.
-
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đã đạt hơn 681 tỷ USD, bằng cả năm 2023
Tính đến hết ngày 15/11, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2024 đã đạt 681,48 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ và đã bằng cả năm 2023, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan.
-
HSBC: Kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn, khởi sắc trong năm 2024
Nhờ có yếu tố nền tảng tốt trong nền kinh tế và các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ cho nhiều lĩnh vực trong nước, kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn, khởi sắc trong năm 2024.
-
Thủ tướng nói về sáp nhập Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hợp nhất, phải quyết liệt triển khai.
-
Năm 2024, thu ngân sách cao kỷ lục gần 2 triệu tỷ đồng
Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 1.997,3 nghìn tỷ đồng, vượt 17,4% so với dự toán. Trong đó, thu nội địa đạt 115,2% dự toán; thu từ dầu thô đạt 126,2%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 134,2%, theo số liệu của Bộ Tài chính....