Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Lý Cường nhất trí duy trì trao đổi cấp cao và các cấp thường xuyên; thúc đẩy đồng bộ, hiệu quả trên các kênh đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân; thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cùng nhau ứng phó có hiệu quả với những thách thức an ninh phi truyền thống; nâng cao hiệu quả các cơ chế hiện có giữa hai nước và mở rộng triển khai tốt các cơ chế mới.
Hai bên nhất trí tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương hai nước triển khai quyết liệt các chính sách, biện pháp để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất thu được nhiều thành quả to lớn hơn, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, duy trì thương mại biên giới thông suốt, triển khai xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh; tăng cường kết nối giữa Khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường," trong đó ưu tiên thúc đẩy hợp tác kết nối đường sắt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư các dự án quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc, đem lại lợi ích thiết thực cho hai nước và người dân hai nước.
Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tăng cường mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam; ủng hộ Việt Nam mở các văn phòng xúc tiến thương mại tại Trung Quốc.
Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác về khoa học công nghệ, chuỗi cung ứng sản xuất, phát triển xanh, chuyển đổi số… Hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025, hai bên nhất trí cùng phối hợp tổ chức tốt các hoạt động trong "Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung," nỗ lực thúc đẩy đưa quan hệ song phương bước sang giai đoạn phát triển mới theo định hướng "6 hơn."
Được biết, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với đà tăng trưởng thương mại song phương trong khoảng 10 năm gần đây đều ở mức 2 con số. Với nhiều lợi thế trong hợp tác kinh tế thương mại, nhiều năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững.
Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 148,6 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 105 tỷ USD, tăng 32,5%.
Từ nay đến hết năm 2024, với đà cải thiện mạnh mẽ về thương mại trong nửa đầu năm, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc có thể tiến sát mốc 200 tỷ USD.
Về đầu tư, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án FDI đầu tư mới vào Việt Nam (chiếm 29,3%) và đứng thứ hai với vốn đầu tư 3,2 tỷ USD (chiếm 13% tổng vốn đầu tư).
-
Tập đoàn xây dựng hàng đầu Trung Quốc muốn đầu tư xây dựng sân bay, cảng biển tại Việt Nam
Chiều 11/10, Công ty Hữu hạn Cổ phần Đường sắt Trung Quốc (CRCC) và Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 16 Đường sắt Trung Quốc (CRCC16) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp sang Việt Nam
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10. Đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam.