Theo báo cáo được công bố bởi Allied Market Research, thị trường quản lý tài sản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tạo ra giá trị 247,8 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến đạt 811,5 tỷ USD vào năm 2030, chứng kiến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,7% từ năm 2021 đến năm 2030.

Báo cáo của Allied Market Research cung cấp phân tích chi tiết về các động lực thay đổi của thị trường, các phân khúc hàng đầu, chuỗi giá trị, các gói đầu tư chính, kịch bản dành cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương và bối cảnh cạnh tranh.

Theo đó, sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ quản lý tài sản, sự xuất hiện của FinTech và sự gia tăng nhu cầu về các khoản đầu tư thay thế đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường quản lý tài sản châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch về giá cả, mức phí cạnh tranh, quy định khác biệt giữa từng khu vực cũng như xung đột địa chính trị ở nhiều nơi đã làm hạn chết tốc độ tăng trưởng ở một mức độ nhất định. Ngược lại, những tiến bộ về công nghệ và tiềm năng chưa được khai thác của các nền kinh tế mới nổi cũng tạo ra các cơ hội mới trong những năm tới.

Theo báo cáo, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 vô tình tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường quản lý tài sản khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc các quốc gia thực hiện những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt thúc đẩy các doanh nghiệp chuyên quản lý tài sản chuyển đổi hình thức làm việc, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ để bắt nhịp với thế giới số thời đại mới.

Ngoài ra, những tiến bộ về công nghệ đã truyền cảm hứng cho các CEO ưu tiên việc chuyển đổi kỹ thuật số trong chiến lược hiện tại của các công ty. Điều này trở thành một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng cho thị trường quản lý tài sản châu ở Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều rủi ro.

Báo cáo cũng đưa ra thông tin chi tiết về các phân khúc trên thị trường quản lý tài sản ở châu Á - Thái Bình Dương dựa trên mô hình kinh doanh, kênh, nhà cung cấp, người dùng cuối và khu vực.

Dựa trên mô hình kinh doanh, mảng tư vấn nhân sự chiếm thị phần cao nhất vào năm 2020, chiếm gần 3/4 tổng thị phần và dự kiến ​​sẽ tiếp tục dẫn đầu trong giai đoạn 2021 - 2030. Tuy nhiên, mảng tư vấn bằng robot được ước tính đạt CAGR cao nhất là 24,2% trong cùng giai đoạn.

Dựa trên các kênh bán hàng, phân khúc doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) chiếm thị phần lớn nhất vào năm 2020, với gần 3/5 tổng thị phần và dự kiến ​​sẽ tiếp tục dẫn đầu trong giai đoạn dự báo. Tuy nhiên, phân khúc khách hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) được dự báo sẽ đạt tốc độ CAGR cao nhất là 13,5% trong cùng giai đoạn.

Dựa trên quốc gia, Úc chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh thu vào năm 2020, nắm giữ gần 1/5 thị trường quản lý tài sản châu Á - Thái Bình Dương và được ước tính sẽ tiếp tục chiếm thị phần thống trị vào năm 2030. Tuy nhiên, Việt Nam được dự báo ​​sẽ đạt tốc độ CAGR là 31,6% nhanh nhất trong giai đoạn 2021 – 2030.

Các công ty hàng đầu của thị trường quản lý tài sản châu Á - Thái Bình Dương được phân tích trong nghiên cứu bao gồm Bank of America Corporation, BNP Paribas, Charles Schwab & Co., Inc., Citigroup Inc., CREDIT SUISSE GROUP AG, Goldman Sachs, JPMorgan Chase & Co., Julius Baer Group, Morgan Stanley và UBS.

Chủ đề: Kinh tế Việt Nam,
Anh Nguyễn (Agadir-group)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.