Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron cho biết tại buổi hội đàm với Chủ tịch nước Lương Cường ngày 26/5.
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: TTXVN
Tại hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, Pháp luôn có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, là quốc gia EU đầu tiên Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, mức quan hệ cao nhất.
Ông nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Pháp, ủng hộ Pháp có vai trò quan trọng trong các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Pháp ngữ và UNESCO. Đồng thời, đề nghị hai nước tiếp tục phát huy những lợi thế tương đồng nhằm cùng nhau ứng phó với các thách thức toàn cầu và xử lý hài hòa các vấn đề mới nổi của khu vực và thế giới.
Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron khẳng định, Pháp mong muốn cùng Việt Nam tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực truyền thống, đặc biệt là y tế, giáo dục, văn hóa và mở rộng trên các lĩnh vực hợp tác mới như hạ tầng cơ sở, giao thông đô thị, hàng không vũ trụ, năng lượng mới, ký ức lịch sử…, tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hiện nay.
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Pháp nhất trí hai nước cần tiếp tục triển khai các thỏa thuận đã ký trong các lĩnh vực hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, trong đó có đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên biên giới.
Về lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy thương mại đầu tư; triển khai và khai thác hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Pháp sẽ thúc đẩy nhằm sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam, thúc đẩy Ủy ban châu Âu sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam và tạo điều kiện để Việt Nam tăng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Pháp và EU.
Đặc biệt, hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn và chuyển đổi số, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, thúc đẩy chuyển giao và làm chủ công nghệ, đầu tư phát triển hạ tầng số.
Đồng thời, thống nhất tiếp tục tăng cường và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác truyền thống như giáo dục - đào tạo, y tế và tư pháp cũng như trong lĩnh vực văn hóa - du lịch, nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ trong hợp tác phát triển thông qua tài trợ vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ cho các dự án về tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng; Pháp tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai các dự án cụ thể trong khuôn khổ Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).
Tổng thống Macron khẳng định ủng hộ lập trường ASEAN về Biển Đông. Hai bên nhấn mạnh, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là khuôn khổ pháp lý toàn diện cho tất cả hoạt động và hợp tác trên biển và đại dương.
Ông cũng tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và ủng hộ mọi nỗ lực nhằm sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.
-
Việt Nam – Pháp ký kết 11 thỏa thuận hợp tác chiến lược
Sáng 26/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã long trọng chủ trì lễ đón Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân trong chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của ông tới Việt Nam. Chuyến thăm diễn ra từ ngày 25-27/5, đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Pháp.
-
Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế
Chiều 25/5, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã chủ trì họp báo về kết quả hội đàm trước đó.
-
Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao
Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.








-
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tập đoàn Rapidus
Sáng 28/5, bắt đầu các hoạt động tại tỉnh Hokkaido, Nhật Bản, trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 30, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tiếp Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Rapidus Higashi Tetsuro....
-
Tập đoàn bán dẫn Nhật Bản muốn đào tạo kỹ sư và xây dựng trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam
Sáng 28/5, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã có buổi tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Rapidus, ông Higashi Tetsuro, tại tỉnh Hokkaido....
-
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp lãnh đạo tỉnh Aichi
Chiều 27/5, tại tỉnh Aichi, Nhật Bản, tiếp tục chuỗi hoạt động trong chuyến công tác dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 30, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ đã thăm tỉnh Aichi, tiếp Thống đốc tỉnh Aichi Omura Hidea...