Cộng hòa Estonia là điểm đến đầu tiên trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc lần thứ 3, tiến hành các hoạt động song phương tại Pháp, thăm chính thức Cộng hoà Estonia và Vương quốc Thụy Điển từ ngày 5-14/6/2025
Không sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào, không có lợi thế địa chính trị vượt trội, Estonia đã tự định vị mình là quốc gia đi đầu về công nghệ và quản trị thông minh. Từ năm 2000, nước này đã ban hành đạo luật đầu tiên về chính phủ điện tử. Đến nay, gần 99% dịch vụ công tại Estonia có thể thực hiện trực tuyến từ khai sinh, đăng ký kinh doanh đến bầu cử, nộp thuế và mở công ty.
Estonia là nơi khai sinh ra dịch vụ công điện tử đầu tiên trên thế giới, đồng thời là quốc gia đầu tiên cho phép công dân bầu cử Quốc hội qua Internet. Chính phủ nước này vận hành trên nền tảng dữ liệu mở với hạ tầng kỹ thuật số quốc gia mạnh mẽ, cho phép các cơ quan nhà nước chia sẻ thông tin an toàn, chính xác, nhanh chóng.
Điều này giúp Estonia tiết kiệm khoảng 2% GDP mỗi năm chỉ nhờ áp dụng chính phủ điện tử, theo số liệu từ Cơ quan Chính phủ Số Estonia (e-Estonia).
Trong chuyến thăm từ ngày 5-7/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo cấp cao Estonia, thăm một số cơ sở công nghệ, giáo dục và văn hóa tiêu biểu. Đặc biệt, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Estonia được kỳ vọng sẽ là nơi mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, fintech, chính phủ số và logistics thông minh.
Hai nước từng có nền tảng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục từ thời Liên Xô. Hiện nay, các trường đại học như Tartu (Estonia) và Huế (Việt Nam) vẫn duy trì nhiều chương trình trao đổi và nghiên cứu chung. Estonia cũng là một trong những nước EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định EVIPA, tích cực ủng hộ Việt Nam trong tiến trình ký kết EVFTA.
Điều khiến Estonia đặc biệt không chỉ là việc “số hóa” các dịch vụ, mà còn là tư duy cải cách thể chế triệt để. Chính phủ Estonia xem dữ liệu như một hạ tầng quốc gia thiết yếu, ngang hàng với điện, nước và giao thông. Họ trao cho người dân quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân, đồng thời tạo ra môi trường pháp lý linh hoạt, minh bạch, giúp doanh nghiệp dễ dàng khởi nghiệp.
Mặc dù quy mô thương mại song phương giữa hai nước còn khiêm tốn khi kim ngạch hai chiều vẫn ghi nhận đà tăng trưởng ổn định từ 49,1 triệu USD năm 2021 lên 73,8 triệu USD vào năm 2024, khẳng định tiềm năng trong tương lai. Việt Nam xuất khẩu sang Estonia các mặt hàng như hải sản, nông sản, sản phẩm gỗ và dệt may và nhập khẩu sữa, hóa chất, cao su và thiết bị y tế. Hiện Estonia có 5 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 280.000 USD, tập trung vào lĩnh vực truyền thông, công nghệ và y tế.
Chuyến thăm lần này không chỉ là sự kiện chính trị ngoại giao có tính biểu tượng, mà còn mang tính định hướng hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia trong kỷ nguyên số.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du 3 nước châu Âu
Từ ngày 5-14/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc về đại dương tại Pháp, kết hợp thăm chính thức Estonia và Thụy Điển.
-
Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 56/TB-VPCP ngày 23/02/2025 kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
-
Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với các quốc gia tại Hội nghị BRICS mở rộng 2024
Trong khuôn khổ Hội nghị BRICS mở rộng năm 2024 tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ lãnh đạo nhiều quốc gia nhằm tăng cường hợp tác song phương, thúc đẩy kim ngạch thương mại và tìm kiếm cơ hội đầu tư trong nhiều lĩnh vực.
-
5 đề xuất để thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế số của Việt Nam
Đây là 5 đề xuất của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021 với chủ đề “Số hóa mở ra tương lai, dịch vụ thúc đẩy phát triển” vào tối 2/9 mới đây.






-
Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam – Australia đạt 20 tỷ USD
Chiều 2/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Gillian Bird, nhân dịp bà chính thức nhận nhiệm kỳ công tác. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Australia đang bước vào giai đoạn phá...
-
Biết gì về tập đoàn Singapore muốn huy động tới 7 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam?
Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo Tập đoàn Makara Capital (Singapore) mong muốn tham gia tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam, đặc biệt tham gia xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam… với khả năng kêu gọi, huy động khoảng từ 5-7 t...
-
Vùng Lombardy – Italia mở rộng hợp tác với các tỉnh thành Việt Nam
Trong chuyến công tác tại Ý ngày 1/7 (giờ địa phương), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi làm việc với ông Attilio Fontana – Chủ tịch vùng Lombardy. Đây là cơ hội để làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam – Italia nói chung và mối quan h...