Cụ thể, cảng biển Vũng Tàu có số bến cảng tăng nhiều nhất, gồm: Bến cảng Hyosung Vina Chemicals, Bến cảng Quốc phòng Quân khu 7, Bến cảng chuyên dùng Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam, Bến cảng Hải đoàn 129.
Ngoài ra, cảng biển Hải Phòng có thêm bến cảng MPC Port; cảng biển Khánh Hòa có thêm bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong; cảng biển Đồng Nai có thêm bến cảng Vĩnh Hưng và cảng biển TP.HCM có thêm bến cảng Bến Nghé Phú Hữu.
Như vậy, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có tổng cộng 286 bến cảng. Một số khu vực cảng biển có số bến cảng lớn, gồm: Hải Phòng có 50 bến, Vũng Tàu có 46 bến và TP.HCM có 42 bến. Các cảng biển khác như: Cần Thơ có 21 bến cảng; Đồng Nai gồm 18 bến cảng; Khánh Hòa có 16 bến cảng; Quảng Ninh có 13 bến cảng; cảng biển Đà Nẵng có 8 bến; Nghi Sơn, Nghệ An, Dung Quất mỗi khu vực cảng biển có 7 bến; cảng biển Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi khu vực có 6 bến;...
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, cảng biển Việt Nam đã và đang phát huy tốt vai trò đầu mối thông thương hàng hóa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước với hệ thống bến cảng trải dài từ Bắc vào Nam.
Được biết, trung bình mỗi năm, cảng biển Việt Nam đón khoảng 120.000 lượt tàu biển với mức tăng trưởng tổng thể của hàng hóa đạt gần 16%/năm. Trong đó, năm 2020, tổng lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam đạt tới 692 triệu tấn, vượt 14 - 21% so với quy hoạch.
-
Cảng biển 257 tỷ đồng đặt sai vị trí?
Chuyên gia cho rằng cảng Bến Đình xây trên gò san hô, không có kè chắn sóng nên ảnh hưởng đến chất lượng công trình.