Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vừa tiết lộ 87 công ty Nhật Bản đầu tiên được nhận 70 tỷ yên (653 triệu USD) trợ cấp cho việc chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Đông Nam Á hoặc về Nhật Bản.
Cuộc đua thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản nóng lên hơn bao giờ hết.
Ngoài 57 công ty sẽ chuyển sản xuất về Nhật Bản, còn 30 công ty sẽ chuyển sản xuất sang các nước Đông Nam Á, trong đó có tới 15 công ty chuyển sang Việt Nam (50%), 6 công ty chuyển sang Thái Lan, 4 công ty chuyển sang Malaysia, 3 công ty chuyển sang Philippines, 2 công ty sang Lào và 1 sang Indonesia.
50% công ty Nhật Bản chuyển sang Việt Nam là một cú sốc với các nước Đông Nam Á. Điều này khiến cuộc đua thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản lại nóng lên hơn bao giờ hết.
Indonesia có kế hoạch thành lập 19 khu công nghiệp vào năm 2024. Họ cũng đang cắt giảm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 22% trong năm nay, sau đó xuống 20% vào năm 2022, sớm hơn một năm so với kế hoạch trước đó.
Thái Lan sẽ xem xét gia hạn giảm thuế cho các công ty đầu tư vào thiết bị y tế và sản xuất thuốc, như một phần trong nỗ lực trở thành trung tâm cho các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Malaysia, đã đề nghị miễn thuế 15 năm cho các nhà sản xuất mới đầu tư 500 triệu ringgit (tương đương 117 triệu USD) vào nước này.
Myanmar sẽ ưu tiên sàng lọc các khoản đầu tư theo kế hoạch của các công ty quốc tế, mạnh về tài chính.
Vậy Việt Nam chúng ta phải làm gì để đón nhận 50% công ty Nhật Bản và có thể nhiều hơn nữa? Theo ông Đỗ Cao Bảo – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT, nếu chỉ trông chờ vào nguồn lao động có nhân công thấp và các chính sách ưu đãi về thuế thì chưa đủ. Theo đó, cần khai thác mạnh những lợi thế của Việt Nam mà không quốc gia Đông Nam Á nào có được.
Ông Đỗ Cao Bảo – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT.
Theo ông Đỗ Cao Bảo, lợi thế đầu tiên là số người Việt Nam biết tiếng Nhật vượt trội so với các quốc gia Đông Nam Á khác. Theo thống kê, hiện tại số người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản là 410.000 người, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Hàn Quốc, vượt trội so với Philippines (160.000), Indonesia (25.000), Thái Lan và Malaysia (ít hơn cả Indonesia). Nhờ số người Việt Nam sinh sống, học tập ở Nhật Bản, nhờ số doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam mà phong trào học tiếng Nhật ở Việt Nam càng ngày càng mạnh mẽ, tạo ra một lực lượng lao động biết tiếng Nhật vượt trội so với Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines.
Lợi thế thứ hai là văn hoá. Trong số các nước Đông Nam Á thì văn hoá Việt Nam gần gũi với Nhật Bản nhất, trong đó có văn hoá ăn đũa và đạo phật - thờ cúng, đấy chính là những yếu tố quan trọng làm cho người Nhật cảm thấy thấy sống ở Việt Nam hợp hơn, vui vẻ hơn so với sống ở các quốc gia Đông Nam Á khác.
“Thế nhưng hai lợi thế trên sẽ bị triệt tiêu nếu như người Việt không có kỹ năng nghề nghiệp, không có thái độ sống tích cực, trung thực, trung tín, không chăm chỉ, cần cù trong lao động, không yêu quí lao động, không yêu quí công việc và công ty của mình”, theo ông Đỗ Cao Bảo.
“Hy vọng rằng chính phủ và người lao động Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng này. Cứ vài lần các quốc gia khác tăng trưởng âm, chúng ta lại tăng trưởng dương cao thì việc đuổi kịp và vượt là hoàn toàn có thể”, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT nhận định.
-
Kế hoạch thâu tóm nhà máy lọc dầu Nhật Bản của Petrolimex bị 'kẹt'
CafeLand - Kế hoạch của Petrolimex, nhà phân phối xăng dầu hàng đầu của Việt Nam nhằm mua cổ phần một nhà máy lọc dầu của công ty dầu mỏ Nhật Bản Eneos đã chậm hơn một năm so với kế hoạch, khi chính phủ trì hoãn các quyết định lớn trước Đại hội Đảng sắp diễn ra.
-
Văn phòng ở Nhật Nhật Bản ngấm đòn viruscorona
Theo nguồn tin của một số nhà môi giới Nhật Bản, tỷ lệ văn phòng bị bỏ trống tại đất nước thuộc khu vực Đông Á này có tháng thứ 4 liên tiếp tăng lên.
-
Giá nhà đất tại Nhật Bản tiếp tục tăng đều sau 5 năm
Mặc dù hiện tại đã là tháng 6/2020 nhưng Cơ quan Thuế Nhật Bản mới đây mới công bố chính thức các số liệu về giá nhà đất tại nước này trong năm 2019.