Mới đây, CTCP Xi măng VICEM Bút Sơn (mã chứng khoán: BTS) đã công bố Báo cáo tài chính quý 1/2022 với doanh thu thuần đạt 738 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ việc bán xi măng chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 664 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong giai đoạn này, giá vốn hàng bán tăng cùng với tốc độ của doanh thu nên lợi nhuận gộp về bán hàng tăng 9% lên mức 84 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2022 của VICEM Bút Sơn đạt gần 18 tỷ đồng
Về mảng hoạt động tài chính, doanh thu ghi nhận 321 triệu đồng trong khi chi phí tài chính gần 13 tỷ đồng - lãi tiền vay chiếm hơn 12 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận tăng 17% và 7% so với cuối quý 1/2021.
Theo đó, với kết quả trên, tổng lợi nhuận sau thuế của VICEM Bút Sơn đạt gần 18 tỷ đồng, tăng 5,7 tỷ đồng tương đương mức tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS cũng được cải thiện lên 143 đồng.
Trong tài liệu ĐHĐCĐ, Vicem Bút Sơn đặt mục tiêu tổng doanh thu trong năm 2022 đạt 3.272 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 74,2 tỷ đồng. Như vậy sau quý 1, công ty hoàn thành được 23% về cả kế hoạch tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế.
Được biết, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất nhu than, thạch cao… tăng mạnh nên từ quý 2/2021 đến nay, VICEM Bút Sơn đã thực hiện điều chỉnh tăng giá bán xi măng. Do đó, lợi nhuận sau thuế quý 1/2022 cải thiện tốt so với cùng kỳ năm 2021.
Trước đó, Xi măng VICEM Bút Sơn đã thông báo điều chỉnh tăng giá bán 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm xi măng bao và xi măng rời (đã bao gồm VAT 8%).
Năm 2021, Vicem Bút Sơn tiêu thụ 638.000 tấn clinker, vượt 14% so kế hoạch và tăng 11% so với cùng kỳ, nhưng tiêu thụ xi măng chỉ đạt 91% kế hoạch và giảm 6% cùng kỳ, tổng doanh thu 3.000 tỷ đồng, bằng 93% kế hoạch và giảm 2,5% so với cùng kỳ; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế được cải thiện mạnh, với 50 tỷ đồng, vượt 6,3% kế hoạch, tăng 189% so với cùng kỳ 2020.
-
Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất xi măng
Sản xuất xi măng là một trong những ngành phát thải gây ô nhiễm rất nặng nề. Để giải quyết vấn đề này, ngành xi măng đang dần chuyển sang kinh tế tuần hoàn, nhằm phát triển bền vững.








-
Vay nợ hơn 10.600 tỷ đồng, Xi măng Xuân Thành đang kinh doanh ra sao?
Tính đến cuối năm 2024, nợ phải trả của Xi măng Xuân Thành gần 14.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngân hàng là hơn 10.600 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp xi măng hơn 30 năm tuổi tại Đà Nẵng lên kế hoạch… lỗ hàng chục tỷ đồng
Sau khi thua lỗ 2 năm liên tiếp, Xi măng Vicem Hải Vân lên kế hoạch cho 6 tháng đầu năm 2025 với doanh thu đạt 202 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 17 tỷ đồng.
-
Bộ trưởng Xây dựng chỉ đạo nóng đối với Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam sau 2 năm liền lỗ hơn nghìn tỷ
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu Tổng Công ty Xi măng Việt Nam điều chỉnh ngay kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặt mục tiêu có lãi trong năm 2025 sau 2 năm liên tiếp thua lỗ nghìn tỷ.