CafeLand – Chậm tiến độ nhiều năm liền, tổng mức đầu tư đã đội lên gấp hơn 2 lần so với phương án phê duyệt ban đầu, sắp tới Dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 có thể sẽ bị bán lại.

Dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 trùm mền nhiều năm qua. Ảnh:TTO

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập để đánh giá toàn diện dự án. Phương án xử lý dự án được đưa ra theo 3 hướng là bán dự án, bán Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư.

Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ khả năng đàm phán với đối tác Trung Quốc để có thể hoàn thiện nhà máy, vận hành và ra sản phẩm. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án xử lý đối với dự án này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/7/2016.

Lý do chính là do thời gian đầu tư dự án kéo dài, tổng mức đầu tư đã bị đội lên hơn gấp đôi so với phương án phê duyệt ban đầu.

Được biết, nếu tiếp tục triển khai, tổng mức đầu tư của Dự án mở rộng giai đoạn 2 của Công ty Gang thép Thái Nguyên sẽ phải nâng lên trên 9.000 tỷ đồng. Đây là số vốn không nhỏ song theo đánh giá của các chuyên gia hiệu quả thu về khó như mong muốn bởi tỷ suất sinh lời nội tại và thời gian thu hồi vốn đều không đạt.

Trả lời trên truyền hình mới đây, ông Nguyễn Đình Ánh, Viện Kinh tế Tài chính, Học Viện Tài chính cho rằng, “Đây là một quyết định khá đau đớn. Do đó, để xác định tiếp tục đầu tư đối với các dự án dang dở như vậy cần có những tính toán và cân nhắc hết sức cụ thể đối với từng dự án. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta nên mạnh dạn rũ bỏ những dự án nhìn thấy trước là nó không hiệu quả và càng đầu tư thì càng kéo theo thua lỗ và lãng phí”.

Tại phiên họp tháng 4 vừa qua của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, Nhà nước sẽ không bỏ tiền cứu các dự án kém hiệu quả. Dự án mở rộng giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên sẽ bị loại ra khỏi các dự án đầu tư công, mà vận hành theo cơ chế thị trường.

Trước đó, Công ty Gang thép Thái Nguyên đã báo cáo về tính khả thi của Dự án mở rộng giai đoạn 2 nếu được ưu đãi về chính sách. Tuy nhiên, kiến nghị này đã bị Bộ Tài chính bác ngay khi trình lên Chính phủ.

Dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 do Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco) đầu tư xây dựng. Dự án được khởi công từ năm 2007 bởi nhà thầu Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc (MCC), nhưng đến nay đã gần 10 năm vẫn chưa thể hoàn thành. Năm 2012, chủ đầu tư thiếu vốn, MCC đã rút về nước đem theo hơn 90% tiền thanh toán gói thầu thiết bị.

Để nối lại đàm phán, mới đây MCC đưa ra yêu sách phải trả 1.200 tỷ đồng tiền bồi thường và trả thiết bị mới khiến dự án có nguy cơ đội vốn lên hơn 9.000 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện nay, Tisco đã chi cho dự án 4.565 tỷ đồng và mỗi tháng đang phải chịu riêng tiền lãi vay là 30 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, sau khi bị chậm tiến độ khoảng 8 năm, đầu tháng 4 vừa qua dự án sẽ được tái khởi động, song đến nay mọi việc vẫn “bất động”.

  • Thép Trung Quốc “tràn ra” nước ngoài để giảm áp lực dư cung

    Thép Trung Quốc “tràn ra” nước ngoài để giảm áp lực dư cung

    CafeLand – Trung Quốc vừa cho biết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép của nước này tăng công suất tại các nhà máy ở nước ngoài, đồng thời kiểm soát các nhà máy trong nước. Đây là một phần của nỗ lực hạn chế nguồn cung và dư thừa sản lượng thép, nguyên nhân chính bị nhiều nước cáo buộc có thể dẫn đến khủng hoảng thép trên toàn cầu vừa qua.

  • Thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng thừa thép

    Thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng thừa thép

    Mỹ, EU và 7 quốc gia khác kêu gọi cần có hành động khẩn cấp để giải quyết tình trạng dư thừa thép toàn cầu nếu không ngành công nghiệp thép của thế giới sẽ rơi vào khủng hoàng, Reuters cho hay hôm nay 20.4.

  • Giá thép hạ nhiệt, đại lý thua lỗ do đầu cơ

    Giá thép hạ nhiệt, đại lý thua lỗ do đầu cơ

    Sau khi Bộ Công Thương quyết định áp thuế tự vệ thương mại tạm thời với phôi thép và thép xây dựng, giá thép đã bị đẩy lên cao do tình trạng đầu cơ. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, giá thép đã hạ nhiệt do nguồn cung dồi dào và một số nhà sản xuất cam kết không tăng giá bán.

Thịnh Châu
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.