Theo The Wall Street Journal, các đơn vị quản lý tài sản tại Morgan Stanley và Bank of America Corp. đã công bố mức tăng trưởng cho vay hai con số trong quý II. Sự gia tăng đến từ việc các khách hàng có lợi thế vay thế chấp và các khoản vay được đảm bảo bằng các tài sản như danh mục đầu tư cổ phiếu và trái phiếu.

Morgan Stanley cho biết các khoản thế chấp trong mảng quản lý tài sản doanh nghiệp đã tăng 30% so với một năm trước đó lên 50 tỷ USD, trong khi các khoản vay được đảm bảo bằng chứng khoán và các khoản vay khác tăng 23% lên 93 tỷ USD.

Tại Bank of America, các khoản cho vay trong mảng quản lý tài sản đã tăng 12% so với một năm trước đó lên 222 tỷ USD, vượt xa mức tăng 4% cho vay tiêu tiêu dùng của ngân hàng này.

Sự tăng trưởng là một dấu hiệu khác cho thấy người tiêu dùng ở Mỹ - thậm chí là nhóm khách hàng giàu có - đang không có tâm lý chuẩn bị cho một cuộc suy thoái. Lãnh đạo của các ngân hàng lớn nhất của Mỹ cho biết khách hàng của họ đang chi tiêu ở mức ổn định và theo kịp tất cả các khoản thanh toán nợ mà không làm cạn kiệt tài khoản ngân hàng.

Mike Kosnitzky, đồng trưởng bộ phận tài chính tư nhân tại công ty luật Pillsbury Winthrop Shaw Pittman LLP, cho biết những người giàu đang khai thác các hạn mức tín dụng được đảm bảo bằng chứng khoán để mua những bất động sản giá rẻ trong thị trường đầy biến động ngày nay.

Ông nói: “Sự biến động và suy giảm thị trường là lúc những người giàu có kiếm tiền”.

Các gia đình giàu đã tận dụng hơn một thập kỷ lãi suất chạm đáy để trả nợ rẻ. Các khoản vay cung cấp cho họ một dòng tiền mặt để tránh phải bán tài sản cũng như đóng các khoản thuế lớn.

Trong môi trường lãi suất tăng và thị trường chứng khoán suy giảm, đồng nghĩa với việc các ngân hàng đang sẽ đưa ra các khoản vay ít ưu đãi hơn. Những người đi vay có danh mục cổ phiếu bị mất giá trị có khả năng sẽ đủ điều kiện nhận các hạn mức tín dụng nhỏ hơn.

Lãi suất vay qua các kênh này dù tăng nhưng vẫn thấp hơn mức mà ngân hàng áp với thẻ tín dụng. Tom Anderson, người tư vấn cho các ngân hàng về cho vay quản lý tài sản, cho biết lãi suất cho vay được đảm bảo bằng chứng khoán hiện tại thường nằm trong khoảng 3,75% đến 5,75%, mặc dù những khách hàng giàu có nhất có thể cầm cố nhiều tài sản hơn để thế chấp có thể nhận được mức lãi suất thấp hơn nữa.

“Đối với những người có khả năng tiếp cận khoản vay này, nó thực sự hấp dẫn. Chi phí vay sẽ ở mức thấp nhất”.

Những người Mỹ giàu nhất thậm chí còn giàu hơn trong thời kỳ đại dịch, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản đã làm tăng giá trị tài sản của họ. Theo Moody’s Analytics, người Mỹ đã tiết kiệm thêm được 2,7 nghìn tỷ USD từ tháng 1/2020 đến tháng 12/ 2021. 10% những người có thu nhập cao nhất nắm giữ hơn một nửa số tiền đó.

Lãi suất vay qua các kênh này dù tăng nhưng vẫn thấp hơn mức mà ngân hàng áp với thẻ tín dụng. Những người khác sử dụng nó để giảm bớt các khoản thanh toán cho các bất động sản mới, chuyển sang vay tiền các ngân hàng trước khi lãi suất tăng thêm. Giá nhà ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 6, tuy nhiên lãi suất thế chấp tăng cao khiến cho doanh số bán nhà chững lại.

Andy Sieg, người đứng đầu bộ phận Quản lý tài sản của Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch, cho biết một lý do khiến các khách hàng giàu có vay nợ dựa trên danh mục đầu tư của họ là để chi trả các hóa đơn thuế. Các khoản thuế thu nhập cá nhân nhiều khả năng lập kỷ lục trong năm tài khóa kết thúc ngày 30/9/2022.

  • BVSC: Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất

    BVSC: Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất

    Trong báo cáo phân tích vĩ mô mới phát hành, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh trong quý IV/2022. Sang năm 2023, áp lực lạm phát sẽ giảm. 6 tháng cuối năm rủi ro biến động tỷ giá và lãi suất tăng là có, nhưng vẫn sẽ trong tầm kiếm soát.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.