Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) vừa nhận được thông tin về việc ngày 10/10/2024, Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt thép dây (steel wire rods) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.
Vụ việc được khởi xướng trên cơ sở hồ sơ đề nghị của ngành sản xuất nội địa, đại diện là Công ty Thép Southern Steel Berhad.
Sản phẩm bị điều tra là thép dây thuộc mã HS và AHTN: 7231.91.10.00; 7213.91.20.00; 7213.91.90.00; 7227.90.90.00.
Thời kỳ điều tra: Bán phá giá: 1/3/202 -29/2/2024; Thiệt hại: 1/3/2021-28/2/2022; 1/3/2022-28/2/2023 và thời kỳ điều tra bán phá giá.
Thép dây của Việt Nam bị khởi xướng điều tra bán phá giá tại Malaysia
Sau khi khởi xướng, cơ quan điều tra sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho một số bên liên quan, bao gồm các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan.
Trong trường hợp chưa nhận được bản câu hỏi điều tra, các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu sản phẩm bị điều tra đi Malaysia cần liên lạc với MITI, đăng ký làm bên liên quan trong vòng 15 ngày kể từ ngày khởi xướng để được gửi bản câu hỏi điều tra.
Các bên liên quan cần gửi lập luận bằng văn bản và gửi bản trả lời bản câu hỏi điều tra trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng công báo thông báo khởi xướng (tức chậm nhất là ngày 9/11/2024).
Trường hợp không nhận được bình luận, bản trả lời câu hỏi điều tra, thông tin cung cấp, cơ quan điều tra sẽ sử dụng dữ kiện có sẵn để tính toán.
Như vậy, liên tiếp từ đầu tháng 10 đến nay, đã có thêm hàng loạt quốc gia khởi xuớng điều tra với các sản phẩm thép Việt. Trong đó, Mỹ tiến hành điều tra “kép”, tức là vừa điều tra chống bán phá giá, vừa chống trợ cấp với thép CORE nhập khẩu từ Việt Nam.
Còn Australia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thanh cốt thép cán nóng nhập khẩu/có xuất xứ từ Việt Nam. Mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá tại Thái Lan...
-
Làm gì để ứng phó với lượng lớn thép giá rẻ Trung Quốc?
Bất chấp Bộ Công Thương đang thực hiện điều tra chống bán phá giá, lượng thép cuộn cán nóng (HRC) vẫn ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, nhiều kiến nghị, giải pháp đã được đề xuất nhằm ứng phó với tình trạng bán phá giá thép từ Trung Quốc.
-
Thép không gỉ cán nguội Việt Nam gặp khó tại thị trường Thái Lan
Thái Lan thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Thời kỳ điều tra kéo dài từ 1/7/2023 đến 30/6/2024.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, nắm tới 55% thị phần toàn cầu sẽ cắt giảm tiêu thụ mặt hàng này trong năm tới
Theo Mysteel, triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả sản lượng thép thô và tiêu thụ thực tế đều dự kiến giảm, trong đó sản lượng giảm nhanh hơn nhu cầu. Nguyên nhân chính được cho là do xuất khẩu thép suy yếu....
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam nói gì về việc mặt hàng quan trọng xuất khẩu giảm nhiều tháng liền?
Thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường cùng các biện pháp phòng vệ thương mại toàn cầu đang tạo áp lực lớn lên sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) Việt Nam. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược mở rộng xuất khẩu của Hòa Phát....
-
Tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước
VDSC cho rằng thuế bán phá giá (tạm thời) sẽ được áp cho sản phẩm thép dẹt (HRC, tôn mạ) trong quý 1/2025. Theo đó, các công ty có lợi thế về quy mô và giá thành sẽ có cơ hội lấy thị phần từ các nhà nhập khẩu thép....