Ngày 8/8, thông tin với đoàn giám sát của Quốc hội về phát triển năng lượng tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016-2021, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, dự án nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu có tổng công suất 3.200 MW, tổng mức đầu tư 4 tỷ USD (hơn 93.000 tỷ đồng) chưa đạt tiến độ so với kế hoạch đề ra.
Phối cảnh dự án nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu 3.200 MW
Đây là dự án năng lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án này do Công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd và các đối tác làm chủ đầu tư, được tỉnh Bạc Liêu chấp thuận đầu tư từ tháng 1/2020.
Theo kế hoạch ban đầu, nhà đầu tư có 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư để hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư. Tiếp đó, doanh nghiệp có 36 tháng để triển khai xây lắp, lắp đặt đường đưa khí vào bờ và vận hành tổ máy tuabin khí giai đoạn 1 (công suất 750 MW) vào cuối 2023, giai đoạn 2 đạt đủ công suất 3.200 MW cuối năm 2027. Tuy nhiên, do dự án còn nhiều “nút thắt” vẫn chưa tháo gỡ được nên chưa thể khởi công.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thông tin các dự án năng lượng với đoàn giám sát của Quốc hội
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, khó khăn hiện nay là quy hoạch đường dây truyền tải 500 kV chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc khác liên quan đến đàm phán ký hợp đồng mua bán điện, tỉnh đang chờ Bộ Công Thương và các bộ, ngành trung ương hướng dẫn tháo gỡ.
Vì vậy, UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị đoàn giám sát có ý kiến với Chính phủ ban hành cơ chế chính sách chung để tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí LNG thuộc Quy hoạch điện VIII, trong đó có nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Trước mắt cho đầu tư đường dây và trạm biến áp 500kV của dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng LNG Bạc Liêu 3.200 MW.
Ngoài ra, tỉnh cũng kiến nghị Bộ Công Thương sớm ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án đường dây 500 kV từ Bạc Liêu đi Thốt Nốt (Cần Thơ) theo Quy hoạch điện VIII. Đồng thời, cam kết đảm bảo thời điểm nhà máy được đấu nối lên lưới điện quốc gia theo tiến độ đưa nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng LNG Bạc Liêu vào vận hành năm 2027.
Bạc Liêu thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rộng khoảng 2.669 km2, gần một triệu dân. Hiện tỉnh này có 8 dự án điện gió với tổng công suất gần 470 MW đang hoạt động, đứng thứ 3 cả nước.
-
Hàn Quốc sẽ “bơm” vốn cho 2 dự án điện khí LNG 3,000 MW tại Long An
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cam kết hỗ trợ tài chínhcho dự án Nhà máy điện LNG Long An 3.000 MW củaVinacapital và GS Energy.
-
LNG Bạc Liêu lỗi hẹn ký hợp đồng mua bán điện
Kỳ vọng về việc đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) ngay trong tháng 8/2020 và ký kết PPA vào cuối năm 2020 đã không thành hiện thực.
-
“Ông lớn” năng lượng Mỹ thông tin về dự án nhà máy nhiệt điện 2,1 tỷ USD tại Ninh Thuận
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, đại diện Tập đoàn AES (Mỹ) đã báo cáo về tiến độ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II mà tập đoàn này đang đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận....
-
Doanh nghiệp FDI có hơn 3.000 lao động làm việc tại Việt Nam muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực điện gió
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo Doosan Vina mong muốn Việt Nam tạo điều kiện để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tìm kiếm các cơ hội, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư tron...
-
Các dự án điện lớn trên cả nước đang được triển khai đến đâu?
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Luật Điện lực đã chính thức cho phép Chính phủ quy định cơ chế đặc thù cho điện khí. Không còn lý do để trì hoãn, nếu tiếp tục trì hoãn Bộ Công Thương sẽ kiến nghị lên Chính phủ thu hồi....