Cách đây 3 năm, cùng với sự bùng nổ khách du lịch tại TP. Hội An, người dân nơi đây đua nhau đầu tư, kinh doanh dịch vụ lưu trú theo mô hình homestay. Nhận thấy sự bùng nổ của loại hình du lịch này, tận dụng sẵn căn nhà cũ, chị Hòa đã vay mượn và dốc hết tiền được hơn 1 tỷ đồng sửa sang lại thành homestay để kinh doanh.
3 tháng cuối năm 2019, chị Hòa quyết định làm thủ tục vay ngân hàng thêm 1 tỷ nữa để cải tạo, mở rộng thêm homestay cũ cho rộng lớn và đẹp hơn.
“Mình vay ngân hàng 1 tỷ đồng trong 10 năm (120 tháng) thế chấp sổ đỏ, với lãi suất cố định là 12%/năm. Mỗi tháng, mình phải trả tiền lãi 10 triệu đồng. Số tiền gốc phải trả là 8,3 triệu đồng. Tính ra mỗi tháng, tổng tiền gốc và lãi mình phải trả ngân hàng là 18,3 triệu đồng. Ban đầu mình nghĩ nếu có khách đều thì số tiền này cũng dễ dàng thanh khoản. Thế nhưng, mọi tính toán của mình đổ xuống sông xuống bể hết”, chị Hòa thất vọng.
Kinh doanh homestay thua lỗ vì vắng khách (ảnh minh họa)
Người phụ nữ ở Hội An này tâm sự, tháng 11/2019, chị bắt đầu được ngân hàng giải ngân. Sau đó, chị bắt tay vào thuê xây dựng, thi công, cải tạo lại homestay ngay để có thể mở cửa đón khách vào quý 1/2020. Thế nhưng, vừa cải tạo homestay xong cũng là lúc dịch Covid-19 bùng phát.
“Mình còn nhớ như in ngày 23/1, sau khi sắp sửa mở cửa trở lại, chuẩn bị đón khách thì nước mình ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. Một lượng lớn khách du lịch suy giảm. Vừa xong đợt dịch 1 thì đến giữa tháng 7 đợt dịch 2 bùng phát ở Đà Nẵng. Mọi hoạt động du lịch của thành phố bị trì hoãn. Sau 2 tháng, đến đầu tháng 10 vừa qua, Đà Nẵng mới đón đoàn khách du lịch đầu tiên trở lại song vẫn thưa vắng. Nói chung, đợt dịch 2 khiến các du lịch ở Đà Nẵng nói chung và các homestay ở Hội An như nhà mình khó khăn chồng chất”, chị Hòa kể.
Khi mọi thứ bắt đầu rục rịch hoạt động trở lại để đón khách thì Hội An lại tan tác sau cơn bão số 13 vào giữa tháng 11.
Chị Hòa cho hay, bệnh dịch và thiên tai diễn ra suốt cả năm 2020 khiến các homestay rất vắng khách. Thậm chí, có thời điểm không có một bóng khách. Kinh doanh homestay của gia đình chị đi vào ngõ cụt. Khách ngày càng vắng trong khi tháng nào chị cũng phải trả ngân hàng gần 20 triệu đồng.
Nhiều người còn ôm thêm khoản nợ ngân hàng cả tỷ đồng (ảnh minh họa)
Chưa kể, từ thời điểm này đến Tết là mùa mưa nên du lịch nội địa không còn rầm rộ, homestay nhà chị Hòa bắt đầu chuyển hướng sang khách theo nhóm gia đình, hội nghị, hội thảo, đám cưới... để khai thác hiệu quả nguồn khách. Thế nhưng, dù giá niêm yết rất rẻ nhưng khách vẫn ngần ngừ và mặc cả chỉ trả 50.000-80.000 đồng/người/đêm thay vì 200.000 đồng/đêm như trước với lý do "không phải chi hoa hồng cho các trang booking".
“Lúc mới hoạt động, giá lưu trú của nhà mình là 200.000 đồng/người/đêm nhưng sau đó phải giảm dần, thậm chí không có lãi để... giữ khách do có quá nhiều homestay mới được đưa vào hoạt động, khách lưu trú lại ít. Suốt từ đầu năm đến nay, cố gắng lắm homestay chỉ hoạt động được cầm chừng theo kiểu 'được chăng hay chớ'. Nhiều ngày chỉ hy vọng có khách để lấy chi phí dịch vụ khác như ăn uống bù vào chi phí nghỉ đêm mà cũng không đủ”.
Chia sẻ về việc đầu tư cả tỷ đồng mà giờ khách vắng teo, chủ homestay chán nản: "Có tháng thu nhập từ dịch vụ không đủ để trả tiền điện chứ chưa nói đến trả lãi ngân hàng. Như nhà mình từ đầu năm vay nợ cả tỷ đồng mà 9 tháng đầu năm chỉ thu được khoảng... 200 triệu đồng".
Chị Hòa đang lo nếu tình trạng ế ẩm này kéo dài thì chỉ 1 năm nữa, chị sẽ đổ nợ vì phần lớn số tiền từ lần sửa chữa trước cũng vay ngân hàng để làm homestay. Không có khách, thu không đủ bù chi, không biết lấy gì trả nợ ngân hàng. "1 năm qua coi như mình ăn cháo cầm hơi, tiền lương đi làm vét sạch trả nợ", chị cám cảnh nói.
-
Hà Nội: Biệt thự cao cấp, homestay cho thuê giá nhà trọ, khách vẫn chê, lý do là chỗ này
Chỉ phải trả từ 1,3-1,5 triệu đồng/tháng, người thuê trọ sẽ được sống trong những căn biệt thự hay những căn nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi... Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người chê không thích chỉ vì bất tiện.
-
Quảng Nam sẽ đầu tư dự án chống ngập thành phố Tam Kỳ quy mô 4.000 tỷ đồng?
Ông Trần Nam Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Công văn số 8759/UBND-KTTH giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục chuẩn bị dự án Chống ngập thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
-
Quảng Nam đề nghị bàn giao 868 ha đất khu vực phía Đông đường trục chính vào sân bay Chu Lai
Ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Công văn số 8707/UBND-KTN gửi đến Bộ Quốc phòng về việc rà soát, phân định, bàn giao phần đất dân dụng để thực hiện Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai, tỉnh Quảng Nam....
-
Thanh tra tỉnh Quảng Nam kết luận gì về việc huy động vốn tại dự án Khu dân cư số 1 mở rộng, phường Điện An?
Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Văn bản số 104/KL-TTT về kết luận thanh tra dự án khu dân cư số 1 mở rộng, phường Điện An, thị xã Điện Bàn do Công ty CP Xây dựng Minh Hoàng Long làm chủ đầu tư....