Giá điện mới đây đã tăng 3%, được dự báo sẽ làm tăng thêm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền điện phải trả thêm của người dân. Trên thực tế, việc tăng giá điện luôn tạo hiệu ứng domino tăng giá của hầu hết các mặt hàng từ sắt, thép, xi măng tới các nhu yếu phẩm...
Trước áp lực việc giá điện tăng, các doanh nghiệp sản xuất sắt thép và xi măng cũng không thể ngồi yên
Đối với doanh nghiệp sản xuất, dù về lý thuyết, mức tăng giá điện được tính vào giá thành sản phẩm, nhưng thực tế, các doanh nghiệp rất ngại tăng giá sản phẩm vì lo ngại sức mua giảm sút, sức cạnh tranh yếu, sản xuất có nguy cơ đình trệ do tăng lượng hàng tồn kho.
Xi măng sẽ tăng giá bán để bù lỗ
Tại đại hội cổ đông thường niên 2023 mới đây, lãnh đạo Xi măng Hà Tiên cho biết, chủ trương của công ty cũng như các đơn vị thành viên sẽ có điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí sản xuất do giá điện tăng.
Năm 2023, Xi măng Hà Tiên dự báo chi phí phí điện sản xuất và tiêu dùng sẽ tăng. Đồng thời, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất xi măng, đặc biệt là giá than dự báo vẫn duy trì ở mức cao. Nếu áp dụng giá điện mới, mỗi tháng, công ty phải chi tăng thêm hàng chục tỷ đồng tiền điện nên chủ trương của công ty sẽ tăng giá bán để bù lỗ.
Với các doanh nghiệp sản xuất xi măng, trong cơ cấu giá thành sản phẩm, chi phí điện chiếm khoảng 15-20%. Trong khi đó, tỷ trọng than chiếm từ 40-45% giá thành sản xuất clinker, tùy từng đơn vị và tùy giá than tại những thời điểm khác nhau.
Hiện nay, giá than đã chiếm tới 56% giá thành sản xuất, còn tỷ trọng của giá điện chiếm tới 35%. Do đó, việc giá điện tăng là bài toán hết sức đau đầu của doanh nghiệp và sẽ tác động lớn đến giá thành sản xuất.
Theo Xi măng Hà Tiên, hiện công ty vẫn đang nghe ngóng và chuẩn bị các phương án về giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, mong muốn của các đơn vị sản xuất và các công ty đều muốn tăng giá bán, nhưng theo chỉ định của tập đoàn hiện tại cần bình ổn giá, phù hợp với thị trường. Bên cạnh đó, công ty cũng thông qua việc giảm các chi phí trong hoạt động kinh doanh để gia tăng thêm nguồn lực tạo thêm lợi thế cho thị trường.
Giá xi măng sẽ được điều chỉnh tăng trong thời gian tới
Báo cáo Chứng khoán Mirae Asset về ảnh hưởng của việc tăng giá điện cũng cho thấy, hiện chi phí điện chiếm khoảng 14-15% trên giá vốn hàng bán, trừ những doanh nghiệp lớn có lò quay xi măng thì chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán. Do đó, các doanh nghiệp xi măng phải tăng giá bán ít nhất 0,4%.
Trong năm 2022, các nhà máy sản xuất xi măng đã có 3 lần tăng giá bán với mức tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân được các đơn vị đưa ra là do giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng như xăng dầu, than đá... tăng mạnh khiến giá thành phẩm sản xuất xi măng liên tục tăng.
Lần điều chỉnh giá xi măng gần đây nhất là hồi tháng 6.2022 vừa qua. Khi đó, có khoảng 15 doanh nghiệp đồng loạt tăng giá bán xi măng thêm 50.000-80.000 đồng/tấn, có loại tăng 140.000 đồng/tấn. Hiện giá xi măng đang ở mức trung bình khoảng 1,1-1,2 triệu đồng/tấn.
Thép trước áp lực tăng giá?
Không chỉ xi xăng, các ý kiến cho rằng giá của nhiều loại vật liệu xây dựng khác cũng sẽ đứng trước áp lực tăng giá vì giá điện tăng. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), bình quân để sản xuất ra 1 tấn thép, các doanh nghiệp phải tiêu tốn khoảng 600 kWh điện, chiếm khoảng 9% giá thành, trong khi lợi nhuận ngành này chỉ khoảng 6%. Đó là chưa kể, ngành thép đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thu do thị trường bất động sản trầm lắng, kênh xuất khẩu cũng chưa thể phục hồi. Do vậy, việc giá điện tăng tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất thép.
Theo ước tính sơ bộ của Mirae Asset, nếu giá điện tăng hơn 3%, giá thành sản xuất thép tăng thêm khoảng giá thành sản xuất thép tăng thêm khoảng 0,18%.
Hiện tại, giá thép trong nước đang dao động quanh mốc 15 triệu đồng/tấn sau 4 lần giảm giá liên tiếp với tổng mức giảm khoảng 1-1,5 triệu đồng/tấn.
VSA cho biết, nếu áp dụng giá điện mới, các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán ra để bù đắp chi phí sản xuất, người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu toàn bộ chi phí này.
Hiện nay, điện đang chiếm khoảng 3,5% tổng cấu thành rổ tính CPI nên sau khi tăng 3% thì làm trực tiếp CPI tăng 0,105%. Theo đó, chi phí điện tăng thêm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sử dụng nhiều điện như ngành xi măng, luyện kim.
Mirae Asset ước tính lợi nhuận nhóm doanh nghiệp xi măng sẽ giảm 13%, trong khi các doanh nghiệp sản xuất thép có thể giảm đến 15% lợi nhuận do sự điều chỉnh giá điện. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể chuyển chi phí điện tăng, bằng cách tăng giá các mặt hàng vật liệu xây dựng thì có thể làm giảm ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đầu vào.
-
Giá điện tăng thêm 3% sẽ tác động thế nào tới “túi tiền” doanh nghiệp sản xuất?
Với việc giá bán lẻ điện tăng thêm 3%, Mirae Asset ước tính lợi nhuận nhóm doanh nghiệp xi măng giảm 13%, trong khi các doanh nghiệp sản xuất thép có thể giảm đến 15% lợi nhuận.
-
Lo giá nhà “chạy” theo giá vật liệu xây dựng
Cùng với sắt thép, giá của nhiều vật liệu xây dựng khác cũng tăng cao đã khiến giá thành xây dựng bị đẩy lên, nguy cơ tăng giá nhà đang hiện hữu.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....