KCN Trà Nóc. Ảnh: Cảnh Kỳ
TP Cần Thơ được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phát triển 8 KCN với tổng diện tích hơn 2.349ha. Tuy nhiên, thời gian qua, việc đầu tư phát triển các KCN trên địa bàn TP còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Chỉ có KCN Trà Nóc I và KCN Trà Nóc II được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước đi kèm với những chính sách ưu đãi thời gian trước đây, nên đã thu hút được nhiều dự án đầu tư (KCN Trà Nóc I lấp đầy 100%, KCN Trà Nóc II lấp đầy 89%).
Các KCN còn lại triển khai chậm do thiếu nguồn lực đầu tư, giá cho thuê đất cao, không được hưởng ưu đãi đầu tư, thiếu cơ chế chính sách triển khai thực hiện phù hợp. Mặt khác, địa điểm, vị trí, quy mô của một số KCN chưa thật sự hợp lý, chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, dẫn đến một số KCN đến nay vẫn chưa thể triển khai được.
UBND TP Cần Thơ đề nghị Bộ KH&ĐT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đưa ra khỏi quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn TP đến năm 2020 đối với các KCN không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và không còn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP.
Cụ thể gồm: KCN Ô Môn (600ha); KCN Bắc Ô Môn (400ha) và KCN Thốt Nốt - giai đoạn 2 (400 ha). Hiện nay, các KCN này chưa được thành lập, chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa thực hiện giải phóng mặt bằng và chưa có nhà đầu tư thứ cấp trong KCN.
Sau khi được Thủ tướng đồng ý đưa các KCN nói trên ra khỏi quy hoạch, phần quỹ đất quy hoạch các KCN này sẽ được giữ nguyên hiện trạng. Trường hợp thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ cập nhật phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP, dự kiến là phát triển đô thị và dịch vụ logistic.
Đồng thời, UBND TP Cần Thơ kiến nghị bổ sung các KCN vào quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn TP đến năm 2020, bao gồm: KCN Ô Môn - Cần Thơ (vị trí quy hoạch dự kiến tại phường Trường Lạc, quận Ô Môn, quy mô diện tích khoảng 500ha); KCN Vĩnh Thạnh (tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, diện tích 900ha).
Theo UBND TP Cần Thơ, tổng diện tích KCN đề nghị đưa ra khỏi quy hoạch và tổng diện tích KCN đề nghị bổ sung là ngang nhau (1.400ha) nên không làm tăng tổng diện tích đất quy hoạch. Do vậy, việc bổ sung đảm bảo phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Diện tích chuyển đổi để thực hiện 2 KCN bổ sung là đất trồng lúa 2 vụ, dự kiến sản lượng lúa của TP sẽ bị giảm đi khoảng 9.859 tấn, chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với sản lượng lúa của toàn TP (năm 2019 là 1,3 triệu tấn), do vậy vẫn đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn TP. Ngoài ra, vị trí dự kiến bổ sung quy hoạch 2 KCN này cũng có điều kiện thuận lợi về giao thông, có khả năng liên kết phát triển đối ngoại cao, có nguồn cung ứng nguyên liệu, lao động, dịch vụ dồi dào, phong phú...
-
Cần Thơ: Chấp thuận đầu tư 2 dự án nhà ở gần 840 tỷ đồng ở Cái Răng và Ninh Kiều
CafeLand - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành hai quyết định chủ trương đầu tư đối với hai dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng.





-
Thông tin mới nhất về tuyến đường sắt hơn 175km nối TP.HCM - Cần Thơ
Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị khởi công đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trong năm 2027, Cần Thơ - Cà Mau trong năm 2028.
-
Sắp khởi công trung tâm thương mại 5.400 tỷ đồng tại Cần Thơ
Ngay trước dịp lễ 30/4, thành phố Cần Thơ sẽ chính thức khởi công trung tâm thương mại Aeon Mall với tổng vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng. Dự án quy mô lớn này được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển mới cho thị trường bán lẻ và kinh tế khu vực Đồng bằng sô...
-
Thông tin mới về dự án nâng cấp quốc lộ 91 tại Cần Thơ
Dự án nâng cấp, mở rộng 7km quốc lộ 91 đoạn qua thành phố Cần Thơ với chi phí đầu tư trung bình hơn 1.000 tỉ đồng/km sẽ lùi thời gian khởi công so với kế hoạch trước đó.