09/07/2021 10:27 AM
CafeLand – Ecobrick là một loại vật liệu xây dựng được làm từ hàng triệu tấn nhựa không thể tái chế ở Nam Phi.

Alison Griffiths, bác sĩ kiêm cựu giảng viên sinh lý học tại Đại học Wits, đã sử dụng Ecobrick để thực hiện dự án xây dựng phòng học cho trường mẫu giáo Thoriso ở thị trấn Zandspruit, West Rand, Nam Phi.

Alison Griffiths (phải) trước lớp học hoàn chỉnh bằng Ecobrick tại Trường mầm non Thoriso.

Ecobrick được tạo thành từ những chai nhựa được nhồi bằng nhựa đã qua sử dụng đến mật độ đã định, mỗi chai nhựa đóng vai trò như một viên gạch có thể tái sử dụng và có khả năng cách nhiệt.

Chia sẻ với Daily Maverick, Griffiths cho biết bà bắt đầu sưu tập Ecobrick sau khi phát hiện ra người dân ở Zandspruit thải ra lượng lớn rác thải nhựa. Đây cũng là nơi Griffiths đang điều hành các hướng đạo sinh làm các công việc phục vụ cộng đồng thuộc tổ chức phi chính phủ của bà.

Theo kế hoạch, Griffiths dự định đóng 15 chiếc ghế dài tại trường mẫu giáo Thoriso và 1 chiếc trong khu vườn của mình, với mỗi chiếc cần khoảng 300 viên Ecobrick.

Trẻ em tại Trường mầm non Thoriso ngồi trên một chiếc ghế dài Ecobrick. Ảnh: Julia Evans

Griffiths cho biết nếu sau khi hoàn thành mà vẫn còn dư Ecobrick, bà sẽ xây dựng thêm hai phòng học tại trường mẫu giáo Thoriso với hơn 6.000 viên Ecobrick và 3 tấn nhựa.

Công trình khởi công từ tháng giêng năm 2018 và hoàn thành sau đó 5 tháng.

Phòng học rộng 20m2 được xây dựng bằng Ecobrick có khả năng cách nhiệt. Ảnh: Julia Evans

Candice Mostert, người sáng lập kiêm giám đốc của Waste-ED hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Nam Phi, chia sẻ với Daily Maverick rằng Ecobrick lần đầu tiên được sử dụng ở Nam Phi vào năm 2012, nhưng đã tồn tại trên thế giới hơn 20 năm.

Để bảo vệ các mảng tường Ecobrick, Mostert đã đề nghị bà Griffiths phủ tất cả các bức tường bằng Cob, một loại vật liệu xây dựng tự nhiên bao gồm đất sét, cát, rơm và nước.

Hai phòng học này chứa 6.000 Ecobrick và 3.000 tấn nhựa tái chế. Ảnh: Julia Evans

Đồng thời, Mostert khuyên nên tránh để mảng tường Ecobrick tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì các chai nhựa sẽ bị giòn, dễ vỡ và nhanh xuống cấp trong vòng một năm.

Chính vì vậy, bức tường hướng bắc, nơi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất, đã được trát lại bằng lớp xi măng để bảo vệ mảng tường Ecobrick khỏi bị xuống cấp.

Bức tường hướng Bắc - nơi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất đã được trát lại bằng lớp xi măng. Ảnh: Julia Evans

Mặc dù Ecobrick là miễn phí, nhưng chi phí cho vật liệu xây dựng (như xi măng), khung cửa sổ, khung cửa, mái nhà và cột điện có giá 15.000 rand (hơn 24 triệu đồng) cho mỗi lớp học, tất cả chi phí đều được chi trả từ tổ chức phi chính phủ của bà.

Griffiths cho biết về mặt cấu trúc, mái nhà được gắn vào nền xi măng bằng các cọc rất chắc chắn, chứ không phải được cố định bằng Ecobrick.

Ecobrick là một giải pháp để lưu trữ nhựa không thể tái chế. Ảnh: Julia Evans.

Mostert cho rằng việc tạo ra Ecobrick là cách tuyệt vời để người tiêu dùng nhận thức được tình trạng ô nhiễm nhựa.

“Thay vì chỉ vứt rác vào thùng, bạn cần đặt ra các câu hỏi, tìm hiểu những vật liệu này là gì, bạn có đang làm sạch vật liệu đó không hay tìm kiếm các lựa chọn thay thế. Đó là những gì chúng tôi cần bạn thay đổi”, theo Mostert.

Thảo Uyên (Daily Marvick)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.