Trong số các nền kinh tế mới nổi, nợ công Việt Nam chỉ đứng sau Singapore và Ấn Độ với xấp xỉ 57% GDP.
Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có thể lên tới 70%
TS. Nguyễn Xuân Thành.
Trình bày tại Hội thảo Triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt Nam sáng 18/10, TS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công, Chương trình giảm dạy kinh tế Fulbright (FETP), cho biết, hiện tỷ lệ nợ công/GDP của các nước đang phát triển và mới nổi có mức bình quân 39% vào cuối năm 2010.

Đến năm 2015-2016, theo dự báo của IMF, tỷ lệ này sẽ giảm xuống 30%.

Trong khi đó, tỷ lệ nợ công tính bình quân cho nhóm các nước giàu lên tới 100%, tăng mạnh so mức 73% trước khủng hoảng.

Xu hướng giảm nợ công của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi được giải thích do GDP tăng trưởng với tốc độ cao nên mặc dù giá trị tuyệt đối của nợ công tăng nhưng tỷ lệ so với GDP giảm. Cân đối ngân sách được cải thiện theo hướng giảm thâm hụt. Đầu tư tư nhân dần thay thế cho đầu tư công.

Hiện tại, tỷ lệ nợ công của Việt Nam chỉ đứng sau Singapore và Ấn Độ với xấp xỉ 57% trong khi đó ngưỡng nợ công thận trọng theo khuyến nghị của IMF là 40% GDP tại các nền kinh tế mới nổi.


Đánh giá về xu thế nợ công của Việt Nam trong năm 2011, TS Thành nhận định, nợ công năm nay vào khoảng 1.375 nghìn tỷ đồng, chiếm 58,7% GDP.


Trình bày tại Hội thảo Triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt Nam sáng 18/10, TS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công, Chương trình giảm dạy kinh tế Fulbright (FETP), cho biết, hiện tỷ lệ nợ công/GDP của các nước đang phát triển và mới nổi có mức bình quân 39% vào cuối năm 2010.

Đại diện từ Fulbright cho hay, bình quân, tỷ lệ nợ công/GDP của các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng lên 6 điểm % trong giai đoạn 2011-2016 nếu tăng trưởng GDP giảm 1 điểm %. Thậm chí, với những nền kinh tế hiện có tỷ lệ nợ công/GDP cao có thể chịu tác động ở mức 10 điểm %.


Tiến sĩ Thành cảnh báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay đang ở mức 6%, như vậy đã thấp hơn 1 điểm % so với giai đoạn trước. Do đó, “việc tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam tăng lên 70% hay cao hơn nữa là hoàn toàn có thể xảy ra”.


Theo dự đoán của ông Thành, nợ công so GDP khó giảm trong những năm trước mắt trừ khi tăng trưởng kinh tế hồi phục , đầu tư công cũng như đầu tư của doanh nghiệp nhà nước được cắt giảm về tỷ trọng so với GDP.


Dẫn ví dụ về một trong những dự án được đánh giá tốt nhất hiện nay là dự án đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, ông Thành cho biết, có tới 99,4% là vốn vay ODA. Dự án dài 55km này đã tạo ra gánh nợ công là 926,7 triệu USD.


Vấn đề đặt ra trong những năm tới, Việt Nam cần phải đảm bảo khả năng trả nợ khi dùng nợ công để tài trợ cho các dự án đầu tư; thay thế việc tài trợ đầu tư từ nợ công bằng các nguồn vốn khác.


Nếu phục hồi tăng trưởng ở những năm cuối của kế hoạch 5 năm thì mới có thể giảm được tỷ lệ nợ công.


Ông Thành khuyến nghị, việc cải tổ phải đi từ dự án đầu tư, phải giám sát được từng dự án được. Nếu nợ công cao nhưng đảm bảo được chất lượng dự án cao và có hiệu quả thì hoàn toàn có khả năng trả nợ.

Theo Bích Diệp (DVT)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tai chinh