TP.HCM lên kế hoạch lắp mái che nắng cho tuyến đường Lê Lợi. Ảnh: Bá Di
Sở Quy hoạch – Kiến Trúc (QH-KT) TP.HCM vừa đề xuất đầu tư 20-30 tỉ đồng để lắp đặt hệ thống mái che vỉa hè trên đường Lê Lợi (quận 1) với mục đích kết hợp chống nắng, che mưa và tăng tính thẩm mỹ, tạo không gian thương mại, mua sắm dọc tuyến phố.
Tuyến đường Lê Lợi dài dài khoảng 300 m, nối từ phố đi bộ Nguyễn Huệ đến chợ Bến Thành. Tuyến đường trước đó đã được quay tôn để phục vụ xây dựng dự án metro số 1(Bến Thành - Suối Tiên). Sau khi được hoàn trả mặt bằng, đường Lê Lợi đã được tái lập nguyên trạng, giao thông thông thoáng.
Tuyến đường sau khi được gỡ rào chắn đã được tái lập nguyên trạng, giao thông thông thoáng. Ảnh: Bá Di
Tuy nhiên, yếu tố cảnh quan và các tiện ích đáp ứng cho mọi hoạt động mua sắm, đi bộ của người dân, du khách vẫn chưa có được đáp ứng đầy đủ.
Theo Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM, hiện trạng tuyến đường không thể bố trí ngay cây và mảng xanh đủ lớn, đủ dày để tạo bóng mát cho vỉa hè như trước. Do vậy, giải pháp hiện nay là tăng cường mái che vừa che nắng che mưa, vừa tạo không gian đi bộ thuận lợi cho thương mại - dịch vụ..
Hệ thống cây xanh trên đường Lê Lợi chưa đủ tạo bóng mát cho vỉa hè Ảnh: Bá Di
Vỉa hè đường Lê Lợi mỗi bên trung bình (5,5 - 6m) sẽ được đề xuất bố trí mái che nắng, che mưa vươn ra 4m. Vật liệu mái che sẽ sử dụng các chất liệu đẹp, bền vững, tiết kiệm chi phí kết hợp các loại vật tư với thiết kế màu sắc nhẹ nhàng, hài hòa với cảnh quan chung của khu vực.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ tăng tính hấp dẫn, tạo không gian thương mại, mua sắm dọc phố trung tâm. Từ đó tăng cường khai thác yếu tố thương mại của tiến đường, tăng giá trí bất động sản khu vực.
Đáng chú ý, hiện giá mặt bằng trên tuyến đường Lê Lợi đã nằm trong nhóm “đắt đỏ” nhất thành phố. Ghi nhận mỗi mét vuông bất động sản trên tuyến đường này có giá từ 600 triệu đến 1 tỉ đồng. Giá thuê các mặt bằng kinh doanh có thể lên tới 200-400 triệu đồng/ tháng.
Giá thuê mặt bằng trên đường Lê Lợi lên tới 200-600 triệu đồng/tháng Ảnh: Bá Di
Vị trí đắc địa là yếu tố tạo nên mức giá cao “ngất ngưởng” của tuyến đường này. Tuy nhiên, chất lượng mặt bằng ở khu vực lại không được đánh giá cao khi hầu hết mặt bằng trên đường Lê Lợi là những căn chung cư cũ, nằm liền kề, đã xuống cấp do được xây dựng từ lâu.
Diện tích khiêm tốn, thiếu công năng nhưng giá quá cao là một trong những lí do khu vực chưa được nhiều người sử dụng. Lượng mặt bằng trống vẫn còn khá nhiều.
-
Xuất hiện làn sóng trả mặt bằng tại Hà Nội, chủ đầu tư nên làm gì?
Làn sóng trả mặt bằng tại Hà Nội thời gian gần đây, kể cả ở phân khúc nhà phố hay ở các khối đế bán lẻ, trung tâm thương mại đã đặt ra những bài toán về pháp lý, công năng… đòi hỏi chủ đầu tư, chủ mặt bằng phải đi tìm lời giải để gia tăng sức hút cho thị trường này.
-
Giao dịch bất động sản tăng vọt, thuế và phí trước bạ đạt 6.540 tỷ đồng
9 tháng qua, thu thuế thu nhập cá nhân và phí trước bạ từ chuyển nhượng bất động sản tăng cao, chủ yếu do nhu cầu giao dịch bất động sản của người dân tăng.
-
Quốc lộ 13 tại TP.HCM sẽ được mở rộng, dự kiến khởi công vào quý I/2026
Quốc lộ 13 tại TP.HCM sẽ được mở rộng, dự kiến khởi công vào quý I/2026 và hoàn thành vào năm 2028. Đây là một trong những dự án trọng điểm nhằm cải thiện hạ tầng giao thông của TP.HCM, đặc biệt là với vai trò huyết mạch nối liền thành phố với tỉnh B...
-
TP.HCM: Không kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đất đai
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình khi cấp giấy chứng nhận đối với hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai tại TP.HCM.