
Bất động sản, chứng khoán sẽ tiếp tục có một năm gặp khó. Ảnh: Đ.K
Chỉ thị 01, ngày 13/2 của NHNN dường như lập tức cho thấy tác dụng khi Vn-Index có phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu năm Nhâm Thìn. Kết thúc phiên giao dịch 14/2, Vn-Index giảm 6,37 điểm, xuống còn 405,02 điểm sau nhiều ngày tăng liên tiếp trước đó. Đặc biệt, VN30 cũng có phiên mất điểm đầu tiên kể từ khi ra đời khi mất 6,5 điểm xuống còn 458,23 điểm. Nguồn cơn cũng bởi, tại Chỉ thị 01, chứng khoán tiếp tục bị xếp vào "lĩnh vực không khuyến khích".
"Trường hợp tổ chức tín dụng có mức tăng trưởng tín dụng và/hoặc tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích vượt mức quy định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam và các biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh", thông cáo của NHNN viết. Các tổ chức tín dụng không thể xem nhẹ khuyến cáo này, nhất là sau những động thái cứng rắn của NHNN năm 2011. Giới đầu tư chứng khoán và bất động sản rõ ràng có lý do để lo lắng.
Đã có những lối "mở", tuy nhiên đó chỉ là những "khe cửa hẹp". Theo Chỉ thị 01, với lĩnh vực chứng khoán, phần dư nợ cho vay đối với người lao động của công ty Nhà nước để mua cổ phần phát hành lần đầu không tính vào lĩnh vực không khuyến khích. Khách hàng vay xây dựng, sửa nhà và mua nhà để ở thế chấp bằng tiền lương, tiền công cũng không tính vào phần dư nợ "không khuyến khích". Đáng chú ý nhất là việc mở vốn cho các dự án bất động sản sẽ hoàn thiện trong năm 2012.
Chỉ thị 01 giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 cho 4 tổ chức tín dụng: nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8%, nhóm 4 không được tăng trưởng. Sau 6 tháng thực hiện, NHNN xem xét chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng phù hợp với diễn biến tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, đảm bảo đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ. |
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, Chỉ thị 01 về cơ bản là hợp lý. Chính sách thắt chặt dòng vốn vào chứng khoán và bất động sản, hai lĩnh vực có nhiều rủi ro trong hoàn cảnh hiện nay là cần thiết. Việc mở vốn cho các dự án có thể hoàn thành và bàn giao năm 2012 cũng là quyết sách đúng đắn để vực dậy dần dần thị trường này. Tuy nhiên, ông Phong cũng tỏ ý lo ngại: "Quan trọng là thực tế thực hiện. Chính sách tốt nhưng không nhất quán trong thực hiện thì cũng hỏng. Chính sách thành công cần phải sự hợp tác từ phía các ngân hàng".
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, khả năng vốn chảy vào chứng khoán là không cao. Trong bối cảnh hiện nay, không mấy người dại dột đi vay với lãi suất cao để đầu tư chứng khoán. Hiện tượng chứng khoán khởi sắc những ngày qua có thể chỉ là tác động tâm lý nhất thời. Thực tế này cho thấy một tương lai ảm đạm cho cả giới kinh doanh chứng khoán lẫn bất động sản. Mọi thay đổi có thể chỉ đến sau 6 tháng nữa, khi NHNN đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 01 và xem xét việc thay đổi chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng.
-
Green Stars: Căn hộ cao cấp trong đô thị Thành phố Giao lưu
-
Lakeview Villas: Biệt thự ven hồ Thành phố mới Bình Dương
-
Toàn cảnh thị trường bất động sản Biên Hòa, Đồng Nai - Bài cuối: Khách hàng khó tiếp cận vì giá cao
-
Toàn cảnh thị trường bất động sản Biên Hòa, Đồng Nai - Bài 2: Cung chưa đáp ứng cầu
-
Toàn cảnh thị trường bất động sản Biên Hòa, Đồng Nai - Bài 1: Đón sóng dịch chuyển và bài toán liên kết vùng
-
Thị trường bất động sản Hà Nội cuối năm: Nhà đầu tư cẩn trọng tránh “bẫy”
-
Dự báo bất động sản 2021: Xuất hiện 2 yếu tố kéo thị trường, giá vẫn tăng
-
Dự báo người thắng – kẻ thua trong thị trường bất động sản hậu Covid-19