Nhận
thấy “vấn đề”, Ban Quản lý The Garden đã chuyển hướng kinh doanh bằng
việc thu xếp hẳn diện tích tầng hầm B1 cho đại siêu thị Big C thuê để
lôi kéo khách hàng. Diện tích cho các gian hàng thời trang, đồng hồ, túi
xách đắt tiền được thu xếp ở tầng G (sảnh) và tầng 1 (vị trí đẹp nhất
của TTTM). Tầng 2 là khu vui chơi cho trẻ em và tầng 4 là khu ẩm thực,
rạp chiếu phim.
Từ
đầu năm 2010, với sự hiện diện của Big C và các cửa hàng vui chơi trẻ
em, The Garden đã thu hút một lượng lớn khách đến mua sắm. Đặc biệt là
vào những ngày cuối tuần, có khá đông gia đình đưa trẻ em đến mua sắm và
vui chơi tại đây, tạo không khí nhộn nhịp và “đắt hàng” cho khu thương
mại. Với chiến lược “bình dân hoá” này, đến đầu năm 2011, về cơ bản, The
Garden đã lấp đầy toàn bộ diện tích 27.000 m2 sàn bán lẻ, với 6 tầng
mua sắm sầm uất. TTTM Savico Mega Mall tại đường Nguyễn Văn Linh, quận
Long Biên cũng là ví dụ thành công tương tự. Nằm cách Cầu chui Nguyễn
Văn Cừ 500 m, cách trung tâm Hà Nội khoảng 5 km, TTTM này không thật sự
thuận tiện trong việc thu hút những “tín đồ” mua sắm. Nhưng bù lại, vị
trí này lại nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc Hà Nội, bao gồm các tỉnh Bắc
Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh; đặc biệt, sau khi hoàn thành, 2
cây cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì cũng sẽ góp phần kết nối Savico Mega Mall
với các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và Thanh Trì của Hà Nội khá dễ
dàng.
Ông
Phạm Mạnh Cường, Tổng giám đốc Công ty Savico Hà Nội cho biết, sau khi
cân nhắc, xem xét mọi yếu tố, Savico đã chuẩn bị một chiến lược đầu tư
khá bài bản cho TTTM khổng lồ này (rộng 46.000 m2). Cụ thể, toàn bộ tầng
hầm với diện tích 14.200 m2 sẽ được dành cho đại siêu thị Big C. Tầng 1
(với diện tích 13.600 m2) là không gian sang trọng dành cho các cửa
hàng cao cấp về thời trang, mỹ phẩm, trang sức, vàng bạc đá quý... Tầng 2
(với diện tích 13.500 m2) được dành cho các siêu thị chuyên ngành như
siêu thị điện máy, đồ gỗ nội thất... Tầng 3 (với 13.600 m2) sẽ là điểm
đến của sự thư giãn và nghỉ ngơi với không gian ẩm thực, trung tâm vui
chơi giải trí và sân chơi trẻ em.
Chia
sẻ kinh nghiệm phát triển TTTM, ông Cường cho biết, để thành công, một
TTTM cần phải tạo được trải nghiệm mua sắm thú vị, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách mua sắm. “Một không gian thoáng đãng, sạch sẽ và chuyên
nghiệp, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ mỗi lần ghé
thăm”, ông Cường nói.
Trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ, việc thu hút được một lượng lớn khách là tiền đề quan trọng cho sự thành công của một TTTM trong tương lai. Việc thu hút đông đảo những khách hàng bình dân có lẽ là một bước đi khôn ngoan của các nhà đầu tư khi mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực mặt bằng bán lẻ cho thuê sẽ ngày một gay gắt. Nhất là khi hàng loạt các TTTM khổng lồ, như Keangnam Landmark Tower (hơn 50.000 m2), Indochina Plaza Hà Nội (32.600 m2), Usilk City (146.896 m2); Hapulico Complex (hơn 36.000 m2); Hà Nội City Complex (hơn 10.000 m2); Royal City (hơn 200.000 m2)… sẽ đi vào hoạt động từ nay đến năm 2013.