Những phân khúc truyền thống của lĩnh vực bất động sản như bán lẻ, khách sạn và văn phòng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 trong năm qua. Thời gian phục hồi của các phân khúc này phụ thuộc vào thời gian kiểm soát được dịch bệnh cũng như chính sách của các công ty sau đại dịch. Trong khi đó, một số nhà phát triển đang chuyển hướng sang việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Michael Silver, giám đốc điều hành của công ty bất động sản thương mại Vestian cho biết: “Dòng vốn đang chảy từ phân khúc khách sạn, bán lẻ và văn phòng sang trung tâm dữ liệu. Số lượng các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này cũng đông hơn".
Một số công ty đầu tư bất động sản đang cân nhắc đến việc xây dựng trung tâm dữ liệu nhằm nắm bắt xu thế của thị trường hiện nay. "Trung tâm dữ liệu và các giao dịch điện tử đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược dài hạn của chúng tôi”, Doug Fleit, giám đốc điều hành của AREP, một công ty tư vấn thiết kế toàn cầu có trụ sở tại Pháp chia sẻ trên Bisnow.
Trong khi đó, Spencer Myers, người đứng đầu mảng quản lý đầu tư bất động sản của công ty Township Capital tin rằng văn phòng và các tài sản truyền thống khác vẫn sẽ phát triển trong dài hạn, nhưng nhu cầu dành cho các trung tâm dữ liệu giờ đã khác.
“Ngành cho thuê văn phòng sẽ quay trở lại. Các công ty đang phát triển những cấu trúc khác nhau với nhiều dự án lớn. Tuy nhiên, nhu cầu với thương mại điện tử của người tiêu dùng đang tăng nhanh đòi hỏi việc thu nhập dữ liệu cũng cần diễn ra chính xác và linh hoạt hơn. Đó là lý do vì sao trung tâm dữ liệu lại chiếm một phần quan trọng", ông Myers chia sẻ.
Nhiều nhà phát triển hiện coi trung tâm dữ liệu là một phần của công cuộc đa dạng hóa danh mục đầu tư, không chỉ trên phương diện loại tài sản mà còn bao gồm cả phương diện địa lý và một vài yếu tố khác.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng đi kèm với một số rủi ro đối với dòng tiền và tài nguyên đổ vào các trung tâm dữ liệu. Ngành công nghiệp này đang phát triển rất nhanh. Khi đó, bản chất của nhu cầu đối với trung tâm dữ liệu cũng có thể thay đổi.
Những thay đổi trong ngành đã và đang diễn ra, với việc các trung tâm dữ liệu cũ đã bắt đầu lỗi thời. Trong khi đó, các cơ sở hiện đại hơn được trang bị khả năng lưu trữ đám mây.
"Ngành công nghiệp này đang thay đổi quá nhanh, vì vậy nhu cầu của tất cả các bên cũng thay đổi. Nếu bạn là người bán, hãy bán ngay lúc này. Lĩnh vực này đang trở thành đòn bẩy biến thế giới thành một mạng lưới hệ thống liên kết. Bạn phải cẩn thận về các khoản chi phí thay thế. Cơ sở vật chất của ngày hôm nay hoàn toàn có thể lỗi thời vào ngày mai. Điều này mang lại cả những cơ hội và rủi ro tiềm tàng", Michael Silver chia sẻ.
-
Trung Quốc: Ngân hàng truyền thống giành lại thị phần từ các fintech
Theo một số nhà phân tích, hoạt động cho vay trực tuyến được cung cấp bởi các công ty fintech hàng đầu của Trung Quốc hầu như không tồn tại trước năm 2014.
-
Microsoft, Amazon và Google dẫn đầu thị trường trung tâm dữ liệu trong năm 2020
CafeLand - Trung tâm dữ liệu đã trở thành một trong những phân khúc của lĩnh vực bất động sản chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ nhất trong năm 2020. Tuy nhiên, thị trường này lại có sự phân cấp rõ ràng.
-
Nhìn lại sự thay đổi của lĩnh vực bất động sản trong năm 2020 để chuẩn bị cho năm 2021
CafeLand - Đại dịch hầu như tác động lên tất cả các doanh nghiệp và lĩnh vực, nhưng theo JLL, bất động sản bị ảnh hưởng đầu tiên và chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn nhất.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).