02/07/2016 6:29 PM
CafeLand – Theo một bài viết vừa đăng tải trên Reuters, Trung Quốc đang có kế hoạch cắt gảm mạnh sản lượng ngành thép và cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi tình trạng dư cung hiện nay.

Lên kế hoạch cắt giảm mạnh sản lượng thép nhưng thời gian thực hiện đang là vấn đề với Trung Quốc

Trung Quốc đặt mục tiêu cắt giảm 450 triệu tấn thép trên toàn quốc năm nay và từ 100-150 triệu tấn trong 3 đến 5 năm tới.

Trước nỗ lực kêu gọi của chính quyền Bắc Kinh, một số địa phương của nước này cũng đã đưa ra cam kết về việc cắt giảm sản lượng thép. Chẳng hạn như tỉnh Vân Nam đã cam kết loại bỏ 4,5 triệu tấn công suất vào năm 2018. Bên cạnh đó, chính quyền cũng mong muốn các doanh nghiệp trong ngành giảm mức tiêu thụ năng lượng, nếu không cải thiện được tình hình sẽ buộc phải đóng cửa nhà máy.

Hai tập đoàn thép lớn nhất nhì Trung Quốc là China's Baosteel Group và Wuhan Iron and Steel Group cũng đã được nhắm đến để tái cấu trúc ngành.

Sự cắt giảm sản lượng thép và than là vấn đề chính để hạn chế nguồn cung và giúp duy trì môi trường xanh trong tương lai. Tuy nhiên, có một lý do thực tế hơn là nước này đang phải buộc cắt giảm sản lượng bởi áp lực từ nhiều nước trên thế giới sau khi cho rằng Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng dư thừa thép trầm trọng trên toàn cầu.

Theo các chuyên gia, nếu chấp nhận cắt giảm mạnh sản lượng, đóng cửa nhà máy, 1,8 triệu công nhân ngành thép và than đá sẽ mất việc. Việc đền bù cho doanh nghiệp và cả sắp xếp việc làm mới cho người lao động là không đơn giản.

Hiện nay, Trung Quốc đang phải đối mặt với 2 áp lực lớn là giải quyết vấn đề dư cung trong nước và xuất khẩu. 300 triệu tấn thép tồn dư là con số mà nước này sẽ phải tìm cách giải quyết, theo thống kê từ Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc (CISA). Tuy nhiên, việc xuất khẩu lại đang bị nhiều nước như Mỹ, EU,… giám sát chặt với các biện pháp phòng vệ và áp thuế chống phá giá cao. Ngay cả trong chuyến thăm nước này mới đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, cũng lên tiếng rằng Trung Quốc cần phải có trách nhiệm nhiều hơn trong giải quyết sự mất cân bằng thị trường thép toàn cầu.

Thứ hai là trên thực tế sản lượng thép, sự dư thừa thép vẫn đang tăng lên, chưa có dầu hiệu giảm xuống.

Các “bức tường” thương mại đang nhanh chóng được dựng lên khắp nơi để ngăn chặn xuất khẩu thép từ Trung Quốc. Quan trọng hơn là việc các nước EU đang xem xét có đồng ý công nhận nước này là nền kinh tế thị trường hay không khiến Trung Quốc phải chạy đua thời gian để thay đổi.

Gia nhập WTO vào năm 2011, Trung Quốc có thời gian quá độ 15 năm và khung thời gian này sẽ kết thúc vào cuối năm 2016. Theo kế hoạch vào mùa Thu tới, Ủy ban châu Âu sẽ phải đưa ra quyết định có trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc hay không. Thời gian là điều mà Trung Quốc đang cần thiết hơn bất cứ thứ gì, ngay bây giờ.

  • Mỹ có thể bị kiện vì áp thuế mạnh tay với thép Trung Quốc

    Mỹ có thể bị kiện vì áp thuế mạnh tay với thép Trung Quốc

    Bộ Thương mại Trung Quốc vừa cho biết, phíaTrung Quốc có thể kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất thép của nước này, sau khi Mỹ cho rằng một số sản phẩm thép nhập khẩu gây tổn hại các nhà sản xuất thép của Mỹ.

  • Lo sợ Trung Quốc: Ngành thép thế giới kêu cứu G7

    Lo sợ Trung Quốc: Ngành thép thế giới kêu cứu G7

    CafeLand – 12 Hiệp hội thép toàn cầu đã gửi đơn kêu cứu đến Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), để ngăn chặn nguồn thép giá rẻ Trung Quốc có nguy cơ gây khủng hoảng thị trường thế giới và làm thiệt hại nặng nề hơn cho các nhà sản xuất.

  • Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép Trung Quốc lên gấp 5 lần

    Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép Trung Quốc lên gấp 5 lần

    CafeLand - Mỹ vừa tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc lên hơn gấp 5 lần, sau khi cáo buộc nước này bán sản phẩm dưới giá thị trường, hãng tin BBC cho hay.

  • Khủng hoảng thép: Pháp, Đức kêu gọi thắt chặt bảo hộ thương mại

    Khủng hoảng thép: Pháp, Đức kêu gọi thắt chặt bảo hộ thương mại

    Pháp, Đức kêu gọi đẩy nhanh áp đặt thuế quan đối với mặt hàng thép, thậm chí có thể truy thu thuế trong trường hợp có hiện tượng bán phá giá.

  • Thép Trung Quốc “tràn ra” nước ngoài để giảm áp lực dư cung

    Thép Trung Quốc “tràn ra” nước ngoài để giảm áp lực dư cung

    CafeLand – Trung Quốc vừa cho biết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép của nước này tăng công suất tại các nhà máy ở nước ngoài, đồng thời kiểm soát các nhà máy trong nước. Đây là một phần của nỗ lực hạn chế nguồn cung và dư thừa sản lượng thép, nguyên nhân chính bị nhiều nước cáo buộc có thể dẫn đến khủng hoảng thép trên toàn cầu vừa qua.

Thịnh Châu (Reuters)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.