Công nhân kiểm tra thép tại tại một nhà máy ở trung Quốc. Ảnh Reuters/China Daily
Các nhà sản xuất thép Châu Âu và Mỹ cho rằng, họ đang gặp khó khăn do giá thép gần đây sụt giảm. Nhu cầu tiêu thụ thép vẫn chưa phục hồi sau khủng hoảng kinh tế diễn ra từ năm 2008. Trong khi đó, sự gia tăng nhanh chóng sản lượng thép giá rẻ đến từ Trung Quốc và bán phá giá thị trường khiến tình hình này càng thêm trầm trọng.
Trong số các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Tata Steel. Họ đã phải bán cở sở sản xuất tại Anh do bị thua lỗ nặng vào hồi tháng 3. Một cuộc đua chính trị cũng ngay lập tức nổ ra sau đó để cứu hàng nghìn lao động có nguy cơ bị sa thải.
Trong chương trình nghị sự của G7 diễn ra vào ngày 26/5 tại Nhật Bản, một cuộc thảo luận về vấn đề giảm bớt sự dư thừa năng suất công nghiệp toàn cầu, trong đó nhấn mạnh vào sự dư thừa của ngành thép được nhắc tới.
Trước đó, ngày 24/5 một bức thư của 12 Hiệp hội thép toàn cầu đã được gửi đến các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới. Trong thư, các đơn vị này bày tỏ mong muốn G7 sẽ có những hành động mạnh tay chống lại những nước không tôn trọng các điều kiện kinh tế thị trường, đặc biệt là Trung Quốc. Bên cạnh đó, vấn đề dư cung cũng cần có biện pháp giải quyết.
“Nếu tình trạng dư cung còn tiếp tiếp diễn thì nó sẽ đe dọa sự sống còn của nhà sản xuất. Trong môi trường có rất ít hoặc không có sự trợ giúp của chính phủ, sẽ rất khó cho các công ty hoạt động hiệu quả tồn tại trong hoàn cảnh này”, ôngAxel Eggert, Chủ tịch Hiệp hội Thép châu Âu cho biết.
Đầu tháng 5, các nhà lập pháp Liên minh Châu Âu (EU) đã từ chối tất cả mọi nới lỏng phòng vệ thương mại đối với Trung Quốc. Việc nước này có đủ điều kiện là một thực thể kinh tế thị trường hay chưa vẫn đang tranh cãi và còn phải xem xét.
Nếu công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường sẽ khiến cho EU khó khăn hơn trong áp đặt các hạn chế thương mại để bảo vệ ngành công nghiệp của mình.
Hiệp hội Thép châu Âu cho rằng, rõ ràng Trung Quốc là nguyên nhân gốc rễ gây nên sự bội thực ngành thép toàn cầu. Sản lượng thép mà nước này sản xuất đã lên đến 50% tổng sản lượng của thế giới vào năm 2015. Trong khi đó, con số này của năm 2000 chỉ là 15%.
Về phía Trung Quốc, nước này cho rằng sau 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc trở thành một thực thể kinh tế thị trường của họ là đương nhiên. Trung Quốc cũng phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc dự cung thép toàn cầu là do họ và cho đây là sự đổ lỗi oan ức.
-
Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép Trung Quốc lên gấp 5 lần
CafeLand - Mỹ vừa tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc lên hơn gấp 5 lần, sau khi cáo buộc nước này bán sản phẩm dưới giá thị trường, hãng tin BBC cho hay.
-
Khủng hoảng thép: Pháp, Đức kêu gọi thắt chặt bảo hộ thương mại
Pháp, Đức kêu gọi đẩy nhanh áp đặt thuế quan đối với mặt hàng thép, thậm chí có thể truy thu thuế trong trường hợp có hiện tượng bán phá giá.
-
Thép Trung Quốc “tràn ra” nước ngoài để giảm áp lực dư cung
CafeLand – Trung Quốc vừa cho biết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép của nước này tăng công suất tại các nhà máy ở nước ngoài, đồng thời kiểm soát các nhà máy trong nước. Đây là một phần của nỗ lực hạn chế nguồn cung và dư thừa sản lượng thép, nguyên nhân chính bị nhiều nước cáo buộc có thể dẫn đến khủng hoảng thép trên toàn cầu vừa qua.