Trong một động thái đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho ngành tài chính Trung Quốc, hai công ty chứng khoán hàng đầu của quốc gia này - Guotai Junan Securities Co. và Haitong Securities Co. - đã công bố kế hoạch sáp nhập.
Thương vụ này sẽ tạo ra một tập đoàn tài chính khổng lồ với tài sản trị giá 230 tỷ USD, vượt qua Citic Securities để trở thành công ty chứng khoán lớn nhất Trung Quốc.
Thương vụ sáp nhập đang chờ được phê duyệt từ HĐQT và cổ đông của các công ty, cũng như các cơ quan quản lý.
Động thái này được cho là hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình từ một năm trước, nhằm nuôi dưỡng một số ngân hàng đầu tư hàng đầu để cạnh tranh với các công ty tài chính nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại Trung Quốc.
Một loạt các ngân hàng toàn cầu, bao gồm Goldman Sachs và Morgan Stanley - - hai ngân hàng đầu tư của Phố Wal (Mỹ) - đã nắm quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và đang nhắm tới thị phần lớn hơn.
Cơ quan giám sát chứng khoán quốc gia cũng bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ cho quá trình hợp nhất này, với mục tiêu đầy tham vọng là có được 2-3 ngân hàng đầu tư có thể cạnh tranh trên toàn cầu vào năm 2035.
Trung Quốc có khoảng 145 công ty chứng khoán vào cuối năm 2023, với tổng tài sản 118, nghìn tỷ hnân dân tệ, theo số liệu chính thức.
"Sự kết hợp này có lợi cho việc xây dựng một ngân hàng đầu tư hàng đầu và thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của ngành", theo các tuyên bố.
Tuy nhiên, ngành chứng khoán Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ sự suy giảm các thương vụ đến thị trường vốn trầm lắng do tăng trưởng kinh tế yếu kém. Haitong Securities, một trong hai công ty trong thương vụ sáp nhập, ghi nhận lợi nhuận giảm 75% trong nửa đầu năm, phản ánh khó khăn chung của toàn ngành.
Đáng chú ý, động thái này diễn ra trong bối cảnh chiến dịch "thịnh vượng chung" của Chủ tịch Tập Cận Bình đang gây áp lực lên các công ty tài chính. Nhiều công ty đã phải cắt giảm lương và sa thải nhân viên để tuân thủ sự giám sát chặt chẽ hơn từ Chính phủ.
-
Sau 10 năm, cổ đông Eximbank sắp được nhận cổ tức bằng tiền mặt
Eximbank sẽ chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 3% và 7% bằng cổ phiếu. Đây là lần đầu tiên sau 10 năm, Eximbank mới thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, kể từ năm 2014.