Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có văn bản tới Bộ Công Thương, đề nghị sớm xử lý vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ việc AD19).
Theo VSA, từ khi biện pháp chống bán phá giá với thép mạ (vụ AD02) hết hiệu lực vào tháng 5/2022, thép mạ Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam một cách ồ ạt, chiếm 64-67% tổng lượng thép nhập khẩu trong giai đoạn 2022-2023.
Tình trạng này không có dấu hiệu dừng lại mà còn gia tăng, gây áp lực nặng nề lên ngành sản xuất thép trong nước.
Thép mạ giá rẻ từ Trung Quốc tràn qua ồ ạt, doanh nghiệp Việt kiến nghị Bộ Công Thương
Ngày 21/2/2025, Bộ Công Thương ban hành quyết định số 460/QĐ-BCT, áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc, dựa trên đơn khởi kiện của Tập đoàn Hòa Phát và Formosa. Động thái này mang lại hiệu ứng tích cực ban đầu, giúp thị trường thép nội địa phần nào khởi sắc.
Tuy nhiên, trong khi thép cuộn cán nóng nguyên liệu chính để sản xuất thép mạ được bảo vệ thì thép mạ nhập khẩu (vụ AD19) vẫn chưa có biện pháp cụ thể, dù đã được 5 doanh nghiệp ngành thép tôn mạ khởi kiện từ cuối năm trước.
Việc áp thuế tạm thời với thép cuộn cán nóng trước khi có kết luận chính thức cho thép mạ đã tạo ra bất lợi lớn cho doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước.
Theo VSA, sự thiếu đồng bộ này là giá thép cuộn cán nóng tăng cao do thuế tạm thời, kéo theo chi phí sản xuất thép mạ nội địa leo thang. Trong khi đó, thép mạ nhập khẩu giá rẻ vẫn tự do chiếm lĩnh thị trường, đặt doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" vừa phải gánh chi phí nguyên liệu đắt đỏ, vừa đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại.
VSA cảnh báo, nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ ngành thép mạ bị tổn thương mà toàn bộ chuỗi giá trị ngành thép nội địa cũng sẽ bị kéo lùi nghiêm trọng.
Theo văn bản, Hiệp hội Thép Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương xem xét và có giải pháp giải quyết vụ việc AD19 nhằm đảm bảo công bằng trong cạnh tranh, bảo vệ quyền hợp với của các doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước.
Trước đó, ngày 21/2, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động 19,38 - 27,83%. Mức thuế có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày.
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được xem là biện pháp cần thiết để bảo vệ ngành thép nội địa, trước áp lực cạnh tranh từ thép nhập khẩu giá rẻ.
Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình, đảm bảo các biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện minh bạch và công bằng, tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước phát triển bền vững.
-
Trong bối cảnh phục hồi của ngành thép và thông tin tích cực tới từ thuế chống bán phá giá HRC Trung Quốc được đưa ra, cổ phiếu thép này đang cho thấy sự hấp dẫn với tiềm năm tăng trưởng 43% so với thị giá hiện tại.
-
Tin vui cho nhà đầu tư: Cổ phiếu thép bứt phá mạnh sau tin áp thuế thép Trung Quốc
Nhóm cổ phiếu thép đồng loạt tăng mạnh ngay đầu phiên 24/2 sau khi Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời lên tới 27,83% đối với thép Trung Quốc.
-
Theo dự kiến, kết quả chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ có thể được công bố vào cuối quý 1/2025. Các công ty có lợi thế về quy mô và giá thành sẽ có cơ hội lấy thị phần từ các nhà nhập khẩu thép (bị áp thuế chống bán phá giá).







-
TIN VUI cho các nhà sản xuất thép lớn trong nước sau quyết định của Bộ Công Thương
Từ ngày 1/4, một số sản phẩm thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời 15,67% đến 37,13%.
-
Container “made in Vietnam” có lọt vào tầm ngắm khi ông lớn logistics của châu Phi đặt mua hơn 2.100 chiếc?
Một công ty châu Phi vừa mở thầu mua 2.136 container, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương vụ này.
-
Động thái mới từ Ấn Độ với mặt hàng thép cán phẳng: Áp thuế 12%, các nhà sản xuất thép Việt có bị ảnh hưởng?
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ cho biết Việt Nam không nằm trong danh sách các nước đang phát triển được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ, do thị phần xuất khẩu thép vào Ấn Độ chiếm trên 3%, vượt ngưỡng quy định miễn trừ....