Hiện giá thép ở châu Âu đã tăng cao trong bối cảnh xung đột giữa Nga - Ukraine làm gián đoạn nguồn cung và tăng giá năng lượng, khiến một số nhà sản xuất phải cắt giảm sản lượng. Theo đó, việc thiếu hụt nguồn cung và giá thép thấp hơn tại Trung Quốc đã tạo ra nhu cầu mạnh mẽ của các thị trường khác.
Được biết, các lô hàng được đặt trong tháng 3 đã tăng đáng kể do lợi nhuận hấp dẫn. Ngoài ra, đơn đặt hàng thép cuộn cán nóng HRC từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh và xuất khẩu sang các thị trường châu Âu khác cũng tăng.
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu thép sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp trong nước
Mới đây, Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA) đã kêu gọi các nhà sản xuất thép của nước này hạn chế xuất khẩu mặc dù lợi nhuận hấp dẫn và thay vào đó ưu tiên phục vụ nhu cầu trong nước.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm thép vào năm ngoái để đảm bảo sản lượng thép phục vụ nhu cầu trong nước.
Dữ liệu từ hải quan nước này cho thấy, các sản phẩm thép xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 25,5% trong 3 tháng đầu năm 2022, xuống còn 131,8 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,66 tỷ USD thép vào Trung Quốc, chủ yếu là phôi thép và thép xây dựng.
Việc sản lượng thép của Trung Quốc được dự báo là giảm sâu hơn nhiều lần so với nhu cầu cùng với các chính sách hạn chế xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp thép của Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi, có điều kiện tham gia xuất khẩu vào thị trường của Trung Quốc.
-
Việt Nam vẫn nhập siêu sắt thép dù xuất khẩu tăng mạnh
Dù kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu mặt hàng này hơn 800 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2022.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…