Mức cắt giảm 25 điểm cơ bản đối với lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm (LPR) vừa đưa ra là mức lớn nhất kể từ khi lãi suất tham chiếu này được công bố vào năm 2019 và nhiều hơn so với dự đoán của các nhà phân tích.
Yan Yuejin, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Trung Quốc E-House China, cho biết: “Đây là tín hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy chu kỳ cắt giảm lãi suất lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu”. Ông nhận định việc cắt giảm lãi suất sẽ tác động trực tiếp đến lĩnh vực bất động sản thông qua việc giảm chi phí vay thế chấp.
Lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm (LPR) đã giảm 25 điểm cơ bản xuống còn 3,95% từ mức 4,20% trước đó, trong khi LPR kỳ hạn 1 năm được giữ nguyên ở mức 3,45%.
Hầu hết các khoản vay mới và dư nợ ở Trung Quốc đều dựa trên LPR kỳ hạn một năm, trong khi lãi suất 5 năm ảnh hưởng đến việc định giá các khoản thế chấp.
Trong một cuộc thăm dò của Reuters với 27 người theo dõi thị trường được thực hiện trong tuần qua, 25 người dự kiến LPR kỳ hạn 5 năm sẽ giảm. Họ dự kiến mức cắt giảm từ 5 đến 15 điểm cơ bản.
Việc cắt giảm LPR sâu hơn dự kiến cho thấy Bắc Kinh không còn lo ngại về tác động tiêu cực của việc hạ lãi suất cho vay đối với tiền tệ hoặc hệ thống ngân hàng như năm ngoái.
Một tờ báo được ngân hàng trung ương hậu thuẫn cho biết, việc cắt giảm lãi suất cơ bản sẽ không tạo ra tác động tiêu cực đến biên lãi ròng của các ngân hàng.
Đồng thời, tác động lan tỏa giảm dần từ các nền kinh tế lớn khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, nơi Cục Dự trữ Liên bang hiện dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất, đã cho phép Bắc Kinh triển khai nhiều chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ hơn trước.
Tuy nhiên, các nhà chức trách có thể vẫn cảnh giác trước áp lực lên đồng Nhân dân tệ do tỷ giá trong nước thấp hơn.
Đồng tiền Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 20/11/2023 nhưng đã giảm bớt mức lỗ sau thông báo cắt giảm LPR.
Các nguồn tin của Reuters cho thấy các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc đã bước vào thị trường bán đô la lấy Nhân dân tệ trong nỗ lực ngăn chặn sự suy yếu chung.
Trên thị trường chứng khoán, trong khi lĩnh vực bất động sản và ngân hàng đạt được lợi nhuận, quyết định lãi suất chưa thể củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Lần cuối Trung Quốc cắt giảm LPR 5 năm là vào tháng 6 năm 2023 ,ở mức10 điểm cơ bản.
Bắc Kinh đã tăng cường nỗ lực giải cứu lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, nhưng các biện pháp này lại không phù hợp, gây áp lực nặng nề lên lĩnh vực chiếm 1/4 nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Giá nhà mới chứng kiến mức giảm tồi tệ nhất trong 9 năm vào năm 2023, trong khi thị trường chứng khoán đang suy yếu sau khi chạm mức thấp nhất trong 5 năm.
Các phương tiện truyền thông được chính phủ hậu thuẫn tuần trước đưa tin rằng các ngân hàng nhà nước đã tăng cường cho vay đối với các dự án nhà ở theo cơ chế “danh sách trắng” nhằm bơm thanh khoản vào lĩnh vực đang bị khủng hoảng.
Hầu hết các nhà phân tích và nhà đầu tư đang chờ đợi thêm các biện pháp để thúc đẩy tiêu dùng và áp giá sàn cho bất động sản. Hy vọng của họ càng cao hơn sau khi chính quyền thay thế chủ tịch cơ quan quản lý thị trường ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Ben Bennett, chiến lược gia đầu tư châu tại Á - Thái Bình Dương của Legal and General Investment Management ở Hồng Kông, cho biết: “Tôi nghĩ động thái này mang tính tín hiệu hơn là thực chất. Hầu hết mọi người không mua nhà vì chi phí thế chấp quá cao. Họ cũng lo lắng các nhà phát triển sẽ phá sản và giá nhà giảm”.
“Nhưng nó báo hiệu một quyết tâm hỗ trợ thị trường nhà ở. Chúng ta cần xem liệu điều này có được tiếp nối bằng việc bơm thêm tiền mặt vào người cho vay, dự án nhà ở và nhà phát triển hay không”.
“Chính phủ có thể tiếp tục nới lỏng chính sách trong thời gian tới. Việc cắt giảm lãi suất tiền gửi gần đây và việc giảm dự trữ ngân hàng đang tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại giảm chi phí đi vay để hỗ trợ nền kinh tế”.
Mặc dù lãi suất tham chiếu thế chấp mới có hiệu lực ngay lập tức, nhưng những người vay thế chấp hiện tại sẽ không được hưởng lợi từ việc giảm số tiền hoàn trả khoản vay cho đến năm sau, vì việc định giá lại lãi suất thế chấp được thực hiện hàng năm.
LPR được thiết lập bởi 20 ngân hàng thương mại của Trung Quốc nắm quyền tham gia đề xuất lãi suất với ngân hàng trung ương hàng tháng.
-
Bất động sản Trung Quốc cần chiến lược quản lý suy thoái trong trung hạn
Việc tăng tốc giải quyết các trường hợp nhà phát triển gặp khó khăn và đưa ra nhiều chính sách hợp lý sẽ giúp tạo thuận lợi cho ngành bất động sản Trung Quốc hướng tới một vai trò nhỏ hơn nhưng bền vững hơn trong nền kinh tế.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.