"Trúng đậm"… từ đất nền ven đô
Năm 2015, cưới nhau được 3 năm, hai vợ chồng anh Ngọc Cương (34 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) tích lũy được khoảng 600 triệu đồng. Đây vừa là số tiền mừng cưới hai bên gia đình cho, vừa là tiền lương hai vợ chồng dành dụm.
Tận dụng thời gian rảnh rỗi ngoài giờ hành chính và số tiền đang có, anh Cương nảy ra ý định đầu tư vào bất động sản.
Tháng 4/2015, sau khi cân nhắc và khảo sát nhiều nơi, vợ chồng anh Cương quyết định đầu tư mảnh đất hơn 70m2 ở Trâu Quỳ (Gia Lâm, Hà Nội) với giá là 11 triệu đồng/ m2.
Đất nền ven đô là miếng bánh màu mỡ cho cả nhà đầu tư nhỏ lẻ.
"Đây là mảnh đất tuy nằm trong làng nhưng mặt ngõ khá thoáng, rộng, ô tô đi vào được. Dân cư xung quanh ở ổn định, đông đúc. Từ đó đi ra mặt đường chính cũng không quá xa, nên tôi nghĩ cứ mua nếu không bán được thì cùng lắm là xây nhà để ở", anh Cương nói.
Mảnh đất anh Cương có tổng giá trị là 770 triệu đồng. Trong 2 năm đầu, giá đất ở đây gần như tăng không đáng kể, giao dịch cũng không quá sôi động. Thế nhưng cuối năm 2018 và đặc biệt là sang năm 2019, giá đất bắt đầu phi mã, sốt nóng bởi loạt đại dự án của các ông lớn trong ngành bất động sản đồng loạt triển khai ở đây.
Chỉ trong một thời gian ngắn, đất Gia Lâm đặc biệt là khu vực Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dư, Trâu Quỳ... tăng gấp 2-3 lần.
Mảnh đất của gia đình anh Cương nhờ thế cũng tăng vọt lên, thậm chí có thời điểm giá lên theo ngày. "Ban đầu có người trả giá 19 triệu đồng/ m2, sau đó là 24 triệu đồng/ m2 và đến khi tăng lên là 35 triệu đồng/ m2 tôi đã quyết định bán để rút vốn đầu tư chỗ khác", anh Cương nói.
Mảnh đất của anh Cương được giao dịch thành công là 2,5 tỷ đồng, như vậy sau 4 năm người đàn ông này thu lời được hơn 1,6 tỷ đồng.
Sau khi thu lời lớn, tháng 4/2020, anh Cương quyết định bỏ 700 triệu đồng mua mảnh đất rộng 90m2 với 2 mặt tiền ở khu vực Sóc Sơn.
Đầu tư đất ven đô lãi bạc tỷ.
Tiếp đó, tháng 6/2020, anh lại tiếp tục đầu tư mua 1.000m2 đất nền ven đô ở Tân Tiến - Chương Mỹ (Hà Nội) với giá 750 triệu đồng, trong số này có 200m2 đất thổ cư còn lại là đất trồng cây.
"Mảnh đất ở Chương Mỹ hiện vẫn có 1 căn nhà cấp 4, hai vợ chồng tôi dự tính sẽ đầu tư xây tường rào, cải tạo lại căn nhà, xung quanh trồng thêm hoa hồng, cây ăn trái. Có xe ô tô, cuối tuần hai vợ chồng sẽ về đấy nghỉ ngơi, thay đổi không khí và cũng là để lấy thực phẩm sạch", anh Cương hào hứng nói.
Cuối năm vừa qua, theo chia sẻ của anh Cương, lô đất 1.000 ở huyện Chương Mỹ đã có khách tới trả 3 triệu đồng/ m2 (cao hơn 3 lần so với giá mua) nhưng anh không đồng ý bán.
Đầu tư mua 2 mảnh đất, vẫn còn dư khoảng 400 triệu đồng, anh Cương lại bỏ thêm tiền tiền kiệm mua một chiếc ô tô lấy phương tiện đi lại.
Không đi vay lãi để đầu tư đất
Chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư của mình, anh Ngọc Cương kể: "Ban đầu, tôi thử khảo sát đất khu vực Đông Anh (Hà Nội) nhưng năm 2015, hàng loạt các dự án, công trình giao thông trọng điểm như: Cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, nhà ga T2 sân bay Nội Bài đi vào hoạt động... khiến giá đất ở đây phi mã, tăng 20-30%. Giá đất trong làng đã lên tới 20- 30 triệu đồng/m2.
Nhận thấy giá đất cao chủ yếu là do cơn sốt đất nóng, gần như đã chạm đỉnh, khó có thể cao hơn được nữa nên tôi đã quyết định chuyển hướng, tìm hiểu sang khu vực Gia Lâm và anh đã mua lô đất nói trên".
Ngoài việc không lựa chọn đất đã có giá cao, nhà đầu tư thắng lớn trong đầu tư đất ven đô còn khuyên tuyệt đối không đi vay lãi để đầu tư đất.
Cũng theo anh Cương, thời điểm đó đất Gia Lâm đã đi qua những cơn "sốt" nóng và có tính ổn định. Giá đất ở các khu vực như: Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Dương Xá, Châu Quỳ... chỉ dao động từ 8 – 15 triệu đồng/ m2, tùy vị trí. Đây là mức giá theo anh Cương có thể tham gia đầu tư được, bởi lẽ giá đất chưa "chạm đỉnh", khi hoàn thiện về hạ tầng, kết nối giao thông chắc chắn khu vực này sẽ có tiềm năng sinh lời lớn.
Đầu năm 2020, thị trường bất động sản bước vào cơn đại khủng hoảng chưa từng có do ảnh hưởng của Covid-19, giao dịch trầm lắng, nhiều chủ đầu tư phải phải bán tháo, cắt lỗ. Nhận thấy đây là "cơ hội vàng" để tham gia thị trường, anh Cương quyết định tìm hiểu, đầu tư mua đất.
Vẫn ưu tiên khu vực đất nền ven đô, song anh Cương đã chuyển hướng tìm kiếm các mảnh đất với diện tích lớn, có thể làm nhà vườn.
"Tôi nhận thấy, xu hướng căn nhà thứ 2 ở đất nền ven đô là rất lớn, nhiều gia đình ở Hà Nội ngày thường ở nội đô, cuối tuần về nghỉ ngơi ở ngoại thành. Thêm vào đó, giao thông, hạ tầng kết nối các khu vực vùng ven cũng được đầu tư, việc đi lại, di chuyển rất thuận lợi, kiểu gì trong tương lai cũng rất tiềm năng", anh Cương khẳng định.
Theo kinh nghiệm rút ra của anh Cương, không tham gia thị trường khi giá đất đã quá cao, vì khó có thể sinh lời được nữa. Ngoài ra, nên chọn những mảnh đất pháp lý rõ ràng, không vướng tranh chấp và phù hợp với giới hạn chi phí của gia đình. Tuyệt đối không đi vay lãi để đầu tư đất.
-
Đầu cơ thổi giá nhà đất vượt ngoài sức với của người dân
CafeLand – Giới đầu cơ lợi dụng các thông tin như chuẩn bị quy hoạch đô thị, xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị…để thổi giá nhà đất lên cao một cách bất ổn và nằm ngoài khả năng chi trả của người dân.
-
Một doanh nghiệp muốn làm dự án khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
-
Diễn biến mới về 2 cây cầu hơn 36.000 tỉ bắc qua sông Hồng sắp được Hà Nội đầu tư
Lãnh đạo TP. Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư với 3 dự án cầu bắc qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Đây đều là những hạ tầng quan trọng, có vốn đầu tư lớn. Trong đó, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư dự ...
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....