Mới đây, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã tổ chức cuộc họp thống nhất cách thức chuẩn bị triển khai thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính từ Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) hỗ trợ Đề án “Phát triển 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Sẽ có thêm gần 1.000 tỷ đồng để chi trả tín chỉ carbon lúa cho nông dân
Tại cuộc họp, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, ngày 12/9, Ban quản lý Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) duyệt khoản chi 33,3 triệu USD, có thể tăng lên đến 40 triệu USD (tương đương 826 - 992 tỷ đồng), để hỗ trợ Việt Nam thực hiện Đề án phát triển 1 triệu ha lúa.
Khoản tiền này sẽ được dành để chi trả tiền tín chỉ carbon cho nông dân trồng lúa ở ĐBSCL thuộc Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Đề án này được hỗ trợ bởi TCAF và Ngân hàng Thế giới (WB).
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, các mô hình thí điểm trên diện tích 300 ha ở 5 tỉnh, thành ĐBSCL đã cho kết quả khả quan, khi chi phí giảm, giá lúa tăng và thu nhập nông dân cải thiện. Doanh nghiệp cam kết thu mua lúa với giá cao hơn thị trường. Đến năm 2025, diện tích lúa giảm phát thải sẽ mở rộng lên 200.000 ha, giúp nâng cao giá trị gạo Việt Nam và bảo vệ môi trường.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đang phối hợp với WB và các cơ quan để đo đạc, xác nhận tín chỉ carbon từ sản xuất lúa, hướng tới bán tín chỉ cho các tổ chức quốc tế. WB và TCAF cam kết hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Được biết, tín chỉ carbon (carbon credit) là chứng nhận phát thải khí carbon dioxide (CO2) hoặc khí nhà kính khác được quy đổi tương đương sang CO2 (CO2tđ). Một tấn CO2tđ được xem là 1 tín chỉ carbon. CO2tđ là đơn vị mua bán trên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.
Tín chỉ carbon lúa thu được từ canh tác lúa giảm phát thải bằng cách không đốt rơm, sử dụng phân bón sinh học, giảm khí metan. Người nông dân phải tuân thủ quy trình báo cáo đánh giá tín chỉ carbon để tham gia thị trường này, giúp họ giảm chi phí và tăng thu nhập.
Hiện nay, có 36 quốc gia tham gia thị trường tín chỉ carbon. Việt Nam đã bán 10,3 triệu tấn CO2 cho WB, thu về gần 1.250 tỷ đồng.
-
Thủ tướng vừa chỉ đạo gì đối với thị trường tín chỉ carbon?
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-
Thu về 1.200 tỷ từ bán tín chỉ carbon, hơn 70.500 người trồng rừng được hưởng lợi
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) khi bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng.
-
Tiềm năng kinh doanh tín chỉ carbon với hơn 14 triệu ha rừng
Việt Nam với hơn 14 triệu ha rừng, nếu quản lý bền vững sẽ tạo ra các tín chỉ carbon thông qua hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tăng hấp thụ carbon, tăng nguồn tài chính xanh cho doanh nghiệp. Song, để tạo ra được tín chỉ carbon, các doanh nghiệp phải thực hành phát triển bền vững và bắt buộc phải có báo cáo phát thải và giảm phát thải.
-
Việt Nam có thể tự do đến Belarus mà không cần thị thực
Kể từ ngày 30/1, công dân Việt Nam và Belarus chính thức được tự do đi lại giữa hai quốc gia mà không cần xin thị thực. Đây là kết quả của Hiệp định miễn thị thực được ký kết giữa hai nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác song p...
-
Việt Nam có nhiều cơ hội đạt được tăng trưởng GDP 8%
Đó là dự báo của ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT về bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos 55
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Czech, tối 20/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, Thụy Sĩ....