Chính phủ vừa trình Quốc hội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Cụ thể, Chính phủ đề nghị điều chỉnh tiến độ hoàn thành, đưa vào khai thác sân bay Long Thành giai đoạn 1 đến cuối năm 2026, thay vì năm 2025 như trước.
Trong tờ trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất đưa đường cất hạ - cánh số 3 từ giai đoạn 3 lên giai đoạn 1, nghĩa là sẽ xây dựng song song hai đường cất hạ cánh.
Chính phủ lý giải, tại thời điểm trình duyệt chủ trương đầu tư dự án, do việc xác định nguồn vốn để đầu tư giai đoạn 1 còn khó khăn nên Quốc hội chỉ phê duyệt đầu tư xây dựng 1 đường cất - hạ cánh ở khu vực phía Bắc của cảng. Trong khi đó, giai đoạn gồm đường băng số 2 ở phía Nam, giai đoạn gồm hai đường băng số 3 ở phía Bắc và đường băng số 4 ở phía Nam.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nhận thấy việc xây dựng ngay đường cất - hạ cánh số 3 bên cạnh và cách đường cất - hạ cánh số 1 đang đầu tư 400m, để đưa vào khai thác đồng bộ cùng giai đoạn 1 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý, khai thác và bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Việc bổ sung thêm đường cất hạ cánh còn đảm bảo sự khai thác liên tục của sân bay. Bởi, nếu sau khi đưa vào khai thác giai đoạn mới xây dựng đường cất - hạ cánh số 3, sẽ làm gián đoạn khai thác của cảng tại một số thời điểm do phải đấu nối hạ tầng, hệ thống điều khiển kỹ thuật... với đường cất hạ cánh số 1. Cùng đó, việc khai thác sân bay còn bị ảnh hưởng của bụi trong quá trình thi công xây dựng.
Để đảm bảo tĩnh không khai thác của đường cất hạ cánh số 1, nền của đường cất hạ cánh số 3 đã được san gạt cơ bản đến cao độ thiết kế, chỉ cần xây dựng kết cấu mặt đường và lắp đặt trang thiết bị là có thể khai thác. Do vậy, chi phí đầu tư chỉ khoảng 3.304 tỷ đồng, được sử dụng từ nguồn tiết kiệm sau đấu thầu và dự phòng nên không vượt tổng mức đầu tư 99.019 tỷ đồng của dự án thành phần 3 do ACV thực hiện.
Việc đầu tư ngay đường cất hạ cánh số 3 trong giai đoạn 1 cũng có nhiều thuận lợi như phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; mặt bằng đã được giải phóng và giao cho ACV; nền đường đã được san gạt cơ bản đến cao độ thiết kế; tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng; nguồn vốn đã được ACV thu xếp do vẫn nằm trong tổng mức đầu tư được duyệt.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn 1 của dự án theo thẩm quyền, mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.
Sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia với quy mô vốn khoảng 110 nghìn tỉ đồng. Đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam với diện tích 5.364 ha và công suất phục vụ lên đến 100 triệu hành khách/năm. Dự án được chia thành 3 giai đoạn xây dựng: Giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025, giai đoạn 2 từ năm 2025 đến 2030, và giai đoạn 3 (2035-2040).
-
Thủ tướng chốt thời điểm hoàn thành sân bay lớn nhất cả nước
Thủ tướng Chỉnh phủ Phạm Minh Chính vừa có buổi làm việc, kiểm tra thực tế công trình dự án sân bay quốc tế Long Thành. Tại đây, Thủ tướng đã chỉ đạo đến ngày 31/12/2025 phải hoàn thành cơ bản giai đoạn 1 sân bay Long Thành.
-
Đồng Nai phê duyệt khu tái định cư hơn 1.100 tỉ đồng
Khu tái định cư có quy mô hơn 49ha tại phường Phước Tân, TP. Biên Hòa dùng để bố trí tái định cư cho các hộ dân phải di dời thuộc phạm vi dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
-
Tỉnh có “siêu” sân bay 16 tỷ USD được Tập đoàn Hàn Quốc ngỏ ý hợp tác, phát triển sản phẩm thép xanh
Tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức ngày 11/11, Tập đoàn KCMT Hàn Quốc bày tỏ mong muốn hợp tác, phát triển dòng sản phẩm thanh cốt thép GFRP và Rockbolt trên địa bàn tỉnh này....
-
“Trái tim” 35.000 tỉ của sân bay Long Thành chốt thời điểm hoàn thành
Nhà ga hành khách sân bay Long Thành có tổng vốn đầu tư lên đến 35.000 tỉ đồng được ví như “trái tim” của sân bay lớn nhất Việt Nam. Hiện gói thầu này đang đạt tiến độ tích cực và đã chốt thời điểm hoàn thành...